Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng sau đó được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng sau đó được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình.
Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình.
Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả. Tùy theo điều kiện gia đình mà có những mâm cỗ lớn nhỏ khác nhau.
Theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam, lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp là lễ quan trọng đối với mỗi gia đình. Vì thế ngày, giờ, cách cúng ông Công ông Táo như thế nào luôn được mọi người quan tâm và chú trọng.
Theo truyền thống người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ ông Công ông Táo.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Thắng, năm nay ngày ông Công ông Táo (23 tháng 12 âm lịch) vào thứ Bảy ngày 14/1/2023 dương lịch, đúng tiết tiểu hàn. Các gia đình hoàn toàn có thể cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 - 2 ngày, tùy vào điều kiện từng gia đình. Tuy nhiên, theo truyền thống người Việt, thời điểm cúng ông Công ông Táo đẹp nhất năm nay là vào khoảng 7h sáng đến 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Không nên cúng muộn hơn 12h trưa vì theo quan niệm giờ Ngọ là giờ ông Công ông Táo sẽ bay về trời. Tuyệt đối không được cúng sau ngày 23.
"Theo quan niệm, mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng muộn", chuyên gia phong thủy Nguyễn Thắng cho biết.
Cũng theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Thắng, ngày nay do nhiều gia đình bận rộn công việc nên thường cúng ông Công ông Táo trước ngày 23. Dưới đây là những ngày đẹp có thể tham khảo:
- Ngày 18 tháng Chạp (9/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo. Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).
- Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường. Các khung giờ đẹp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h). Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo thành tâm của gia chủ.
Để cúng ông Công ông Táo, các gia đình cần chuẩn bị 3 con cá chép và thả vào chậu nước, đặt cạnh mâm cỗ. Cá chép ở đây mang ý nghĩa là “cá chép hóa rồng” để đưa ông Công ông Táo về chầu trời.
Gia chủ cần chuẩn bị văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ. Sau khi khấn xong, hương cháy được 2/3 thì đem vàng mã ra hóa, khi cháy hết thì đổ 3 chén rượu vào tro. Cuối cùng thì mang cá chép ra hồ để phóng sinh.
Nơi làm lễ cúng có thể là bàn thờ gia tiên chứ không nhất thiết phải lập thêm bàn thờ Táo quân.