Đền Cửa Ông Thờ Vị Danh Tướng Nào

Đền Cửa Ông Thờ Vị Danh Tướng Nào

Vị thần chính được thờ ở đền Cửa Ông là Đức Ông Đệ Tam hay Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo, hiệu là Hùng Nhượng Vương. Ông có tài đánh trận nhưng tính ham mê cờ bạc khiến cha ông không hài lòng, đày ông ra Cửa Suốt, tỉnh Quảng Ninh, làm nghề gác cảng. Ông trấn thủ vùng đất này, yên dân, ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên. Người dân nơi đây kính cẩn gọi ông là Đức ông, đền còn được gọi là đền Đức Ông.

Vị thần chính được thờ ở đền Cửa Ông là Đức Ông Đệ Tam hay Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo, hiệu là Hùng Nhượng Vương. Ông có tài đánh trận nhưng tính ham mê cờ bạc khiến cha ông không hài lòng, đày ông ra Cửa Suốt, tỉnh Quảng Ninh, làm nghề gác cảng. Ông trấn thủ vùng đất này, yên dân, ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên. Người dân nơi đây kính cẩn gọi ông là Đức ông, đền còn được gọi là đền Đức Ông.

Sự tích đền Cửa Ông và vị thần chủ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng

Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 – 1313) là con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc vang danh muôn thuở. Trải dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các vương triều Việt Nam luôn trọng dụng những vị tướng tài ba để trấn giữ vùng biên cương.

Sau chiến thắng vang dội chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285), vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Vương nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược của vùng biển đảo Đông Bắc. Chính vì vậy, vị tướng tài ba Trần Quốc Tảng được giao trọng trách trấn giữ vùng biên cương này.

Từ năm 1288 đến khi qua đời, phần lớn thời gian Trần Quốc Tảng giành cho việc trấn giữ vùng Đông Bắc. Do những công lao to lớn của ông mà vua Trần Anh Tông (đồng thời cũng là con rể của Trần Quốc Tảng), phong tước hiệu cho ông là Hưng Nhượng Vương.

Sử sách ghi chép lại những ngày cuối đời của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Suốt đầy huyền bí: Ba ngày sau khi đến Cửa Suốt, trời bỗng nổi giông tố dữ dội. Giữa mưa to gió lớn, sấm sét đùng đoàng, Hưng Nhượng Vương tìm thấy một phiến đá lớn và ngồi lên đó. Bỗng nhiên, sóng biển cuồn cuộn nổi lên, nước dâng cao ngập cả phiến đá. Phiến đá kỳ lạ ấy tự nổi lên trên mặt nước, và Hưng Nhượng Vương đã hóa thân ở đó vào ngày 16 tháng 8 năm 1311.

Mưa tạnh, gió lặng, dân chúng kéo đến xem thì thấy trên phiến đá có một cái mũ đá. Mũ đá trôi dạt theo dòng nước, đến ngày 1 tháng 9 năm ấy thì cập bến Hàm Giang, rồi trôi đến bờ sông xã Trúc Châu (tên tục là Vườn Nhãn). Đêm hôm đó, già trẻ, lớn bé trong xã đều mơ thấy một người mặc cân đai, áo mũ chỉnh tề, đứng ở đình làng và nói: “Ta là Gia Tướng nhà Trần, nay số đã hết, lại trở về đóng nơi đồn cũ giữ yên dân, nước”.

Hôm sau, dân chúng ra đình xem thì thấy một tảng đá và một mũ đá bên bờ sông. Phiến đá dài 5 thước 4 tấc, ngang 2 thước 3 tấc, có 5 màu huyền ảo như mây. Dân chúng làm lễ đón mũ đá về lập miếu thờ và tâu lên vua.

Vua Trần Minh Tông biết ơn công lao to lớn của Hưng Nhượng Vương, lại thấy sự linh ứng của ông nên truyền cho lập miếu thờ và phong ông làm Thượng đẳng Phúc Thần, ban 800 quan tiền công hàng năm để cúng tế vào bậc Nhà nước. Năm 1314, đúng một năm sau khi Trần Minh Tông lên ngôi, nhà vua đã truy tặng Trần Quốc Tảng chức Thái úy.

Đền Cửa Ông không chỉ là điểm du lịch tâm linh thu hút du khách mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quý giá. Các thần tích, thần sắc, sắc phong cho các vị thần tại đây là kho tư liệu quan trọng giúp thế hệ sau hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước của triều Trần. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, di tích đền Cửa Ông vẫn giữ được những kiến trúc cổ kính và các pho tượng cổ có niên đại từ thế kỷ XIX.

Nhờ những giá trị đặc biệt đó, Đền Cửa Ông đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Đền Cửa Ông gắn liền thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải Tổ quốc.

Ngày 22/2 (tức ngày 3/2 âm lịch), thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) tổ chức Lễ hội đền Cửa Ông tháng 2 năm Quý Mão để ghi nhớ công lao to lớn của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và các nhân thần được tôn thờ tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông.

Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử văn hóa thời nhà Trần, có lịch sử lâu đời gắn liền thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải Tổ quốc.

Ông là con thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là dũng tướng có công với dân, với nước, 2 lần được cử ra Cửa Suốt, một vị trí chiến lược của vùng Đông Bắc để trấn giữ.

[Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Lễ hội đền Cửa Ông]

Để ghi nhớ công đức của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, nhân dân lập đền thờ tại Cửa Ông.

Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm 2017.

Lễ hội đền Cửa Ông được mở hàng năm vào ngày 3-4/2 và 3-4/8 (âm lịch), mang biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, biểu tượng đó được thể hiện bằng sự tôn vinh nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc thời nhà Trần-Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.

Lễ hội đền Cửa Ông nhằm tái hiện lịch sử, công lao to lớn của các bậc "khai quốc công thần," những người có công với dân, với nước; là dịp để mỗi người dân thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn," cầu mong cho dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái và trách nhiệm người dân với quê hương, đất nước.

Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả, Trưởng ban tổ chức Lễ hội đền Cửa Ông cho biết năm nay lễ hội được tổ chức trở lại với quy mô lớn.

Phần lễ với hành trình lễ rước Đức Ông và các nhân thân vi hành từ đền Thượng đi dọc đường nghinh thần và về sân đền. Sau lễ rước là nghi thức tế lễ, dâng hương cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Phần hội với nhiều hoạt động như thi kéo co, đẩy gậy, bịt mắt đánh trồng, đua thuyền, liên hoan tiếng hát khu dân cư và gia đình văn hóa, triển lãm, trưng bày hoa hồng...

Năm 2016, Lễ hội đền Cửa Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hàng năm, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông đón trên 90 vạn lượt người đến tham quan, chiêm bái. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, di tích đã đón khoảng 26 vạn lượt khách.

Để triển khai chương trình thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2023, lễ hội đền Cửa Ông tháng 2 năm Quý Mão được tổ chức có ý nghĩa đặc biệt và chuẩn bị cho lễ tưởng niệm 710 năm ngày mất của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1313-2023).

Ban tổ chức đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng cho các loại xe vào tham dự lễ hội./.