Trong tiếng anh có rất nhiều từ vựng và đôi khi một từ lại có nhiều nghĩa khác nhau. Trong bài viết này Vui cuoi len sẽ giúp các bạn hiểu hơn về từ happy vì có khá nhiều bạn thắc mắc liên quan đến từ happy như happy tiếng anh là gì, happy là gì, happy tiếng Việt là gì, happy nghĩa là gì, …
Trong tiếng anh có rất nhiều từ vựng và đôi khi một từ lại có nhiều nghĩa khác nhau. Trong bài viết này Vui cuoi len sẽ giúp các bạn hiểu hơn về từ happy vì có khá nhiều bạn thắc mắc liên quan đến từ happy như happy tiếng anh là gì, happy là gì, happy tiếng Việt là gì, happy nghĩa là gì, …
Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “Cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Đoàn xe tăng lao qua cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30/4. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976) đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Hay đánh giá của đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.
Cùng với cả nước, Sài Gòn ngợp cờ hoa, biểu ngữ ăn mừng chiến thắng
Đại thắng mùa xuân năm 1975, như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bôn biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của CNXH, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNHX”./.
Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 30-4-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.
Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 30-4
Ngày 30-4-1949, nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1-5), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mừng đồng bào và chiến sĩ. Sau khi phân tích ý nghĩa ngày 1-5 ở Việt Nam, Người nêu những nhiệm vụ chính của mọi tầng lớp nhân dân (binh, sĩ, nông, công, thương) trong giai đoạn mới: Giai đoạn đẩy mạnh cầm cự, tích cực chuẩn bị tổng phản công.
Ngày 30-4-1952, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử ông Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Việt Nam ở Liên Xô.
Ngày 30-4-1969, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa III ra thông cáo thông qua Điều lệ Hợp tác xã nông nghiệp. Việc thông qua điều lệ này tạo điều kiện củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện mạnh mẽ và vững chắc.
Ngày 30-4-1970 đến 30-6-1970, Quân Giải phóng miền Nam, với tinh thần cứu bạn như cứu mình đã cùng quân dân Campuchia chiến đấu dũng cảm, đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và ngụy Sài Gòn.
5 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Quân đội nhân dân Việt Nam mở đợt tiến công cuối cùng, tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt nhất nhưng cũng vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam.
Ngày 30-4-1992, Cục Tác chiến điện tử được thành lập. Cục Tác chiến điện tử là cơ quan tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo hoạt động của lực lượng tác chiến điện tử toàn quân và trực tiếp chỉ huy các đơn vị tác chiến điện tử cơ động chiến lược của bộ.
Ngày 30-4-1993, ra mắt Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ.
Ngày 30-4-2011, tại Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu thuộc khu 3, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng hồ bơi lọc nước biển nhân tạo lớn nhất châu Á.
Ngày 30-4-2014, tại Khu di tích đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ thượng cờ Thống nhất non sông và đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ đối với Di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải và Di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972.
Ngày 30-4-2015, Bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy.
Ngày 30-4-1945, sau khi đánh thắng nhiều trận lớn ở các chiến trường châu Âu, Quân đội Liên Xô đã cắm lá cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức ở Beclin. Hitler, tên trùm phát xít Đức tự sát, chế độ quốc xã cáo chung.
Ngày 30-4-1948, tại Bogota (thủ đô của Colombia), 21 nước cộng hòa ở châu Mỹ đã ký tuyên ngôn thành lập Tổ chức các nước châu Mỹ (viết tắt là OEA).
Ngày 30-4-1999, Campuchia gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nâng tổng số hội viên của tổ chức này lên 10.
Ngày 30-4-1947, trên Chiến khu Việt Bắc, Bác tham dự một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ. Nhật ký của Bộ trưởng Lê Văn Hiến thuật lại: “Gần tối, lúc chúng mình đang ăn cơm thì Hồ Chủ tịch đến trong bộ áo quần bí mật của Cụ. Lần này thì lưng mang một gùi, vai mang súng, mình mặc bộ quần áo màu nâu, đội mũ như bộ đội, mặt che đậy hết nửa, mới trông như người đi săn trong rừng sâu, không ai tài nào nhận ra được. Bắt tay vui vẻ với tất cả mọi người, rồi giản dị hơn ai hết, Cụ bảo thêm một chén một đũa để Cụ cùng ngồi ăn trong lúc mâm cơm đó gần tàn... 7 giờ tối, bắt đầu Hội đồng. Ai nấy ngồi xếp ve quanh mấy chiếc chiếu trải dài... Hội đồng hôm nay có 2 tin buồn, cái chết của cụ Huỳnh (Huỳnh Thúc Kháng) và Nam (Hoàng Hữu Nam). Cụ nói qua lịch sử chiến đấu của hai chiến sĩ trong Chính phủ sau khi tất cả đều mặc niệm một phút... Cụ Chủ tịch nói với một giọng đau đớn như Cụ đã mất một người anh và một người con... Sau đó, Cụ báo cáo tình hình chính trị chung ngoài nước và trong nước…”. Đến 3 giờ khuya cuộc họp mới kết thúc.
Ngày 30-4-1949, một ngày trước Ngày Quốc tế Lao động, Bác viết thư chào mừng với đầu đề “Nhiệm vụ chính trong giai đoạn mới” trong đó xác định: “Ở các nước, ngày này là ngày riêng của lao động, kiểm điểm lực lượng của mình, để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp. Ở nước ta, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, sĩ, nông, công, thương, binh, toàn dân đều đoàn kết thành một khối, toàn dân đều ra sức lao động, nhằm một mục đích: giết giặc cứu nước. Ngày 1-5 là ngày lễ của toàn thể đồng bào ta”.
Ngày 30-4-1964, nói chuyện với Đại hội liên hoan Phụ nữ “5 tốt”, Bác khẳng định: “Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông”. Phân tích những nội dung của “5 tốt”, Bác nhấn mạnh: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”.
Về nội dung “gia đình”, Bác đưa ra quan niệm: “Gia” là nhà, “đình” là sân. Theo nghĩa cũ thì gia đình chỉ giới hạn hẹp trong một cái nhà, cái sân. Nghĩa là chỉ lo cho cha mẹ, vợ con trong nhà mình ấm no yên ổn, ngoài ra ai nghèo khổ mặc ai. Như thế là ích kỷ, không tốt. Theo nghĩa mới thì gia đình rộng rãi hơn, tốt đẹp hơn. Ví dụ những người cùng lao động trong một nhà máy, trong một cơ quan, trong một hợp tác xã... đều phải đoàn kết và thương yêu nhau như anh em trong một gia đình… Ta có câu hát:
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010).
Ngày 30-4-1964, tại Đại hội liên hoan Phụ nữ “5 tốt”, Bác nhấn mạnh: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sản xuất và tiết kiệm gắn với nhau như một phương châm. Trong khi căn dặn mọi người, mọi ngành, mọi cấp thường xuyên thực hành tiết kiệm, thì đồng thời, Bác Hồ cũng quan tâm làm cho mọi người hiểu rõ tiết kiệm không phải là khắc khổ, tiết kiệm để tạo cho mức sống ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở các cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phải làm tốt việc tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, vì đây là biện pháp để tăng vốn tích lũy cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội.
Những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi, khiến việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở một số địa phương gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo đảm hậu cần nói chung, công tác nuôi dưỡng bộ đội nói riêng. Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa quan trọng của việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm đối với việc cải thiện đời sống bộ đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, Bộ Quốc phòng và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; huy động đông đảo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ tham gia. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất gắn với Phong trào Thi đua Quyết thắng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy phong trào tăng gia sản xuất trong toàn quân không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần nâng cao đời sống bộ đội.
Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân
Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 30-4-1957 đã đăng bài viết về chuyến thăm của Hồ Chủ tịch tại Phân viện quân y ở Nam Định.
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân ngày 30-4-1969 đăng bài viết về buổi gặp mặt giữa Bác Hồ và đoàn đại biểu đơn vị anh hùng, đơn vị quyết thắng, chiến sĩ quyết thắng, chiến sĩ thi đua Quân khu 4.
Kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022)
Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã tạo bước ngoặt lịch sử vĩ đại, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết thực hiện bằng được mục tiêu, con đường nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phát huy sức mạnh chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Ban Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, Hà Nội, tháng 4/1975. Ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết (tháng 7/1954). Theo đó, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam, Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Lợi dụng sự thất bại của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào xâm lược miền Nam Việt Nam, âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ để ngăn chặn phong trào cách mạng ở Đông Nam Á. Vì vậy, đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7/1954 đến tháng 5/1975 là Đảng ta thực hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhằm mục tiêu chung là hoàn thành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định, đế quốc Mỹ trở thành một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá rất thận trọng các khả năng phát triển của tình hình trong nước và thế giới. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6, khóa II (tháng 7/1954), Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Ngày nay do tình hình mới, ta thay đổi phương châm chính sách và sách lược đấu tranh cốt để thực hiện một cách thuận lợi mục đích trước mắt. Đây là một sự thay đổi quan trọng về phương châm và sách lược cách mạng, nhưng mục đích của cách mạng vẫn là một”(1). Nhận định trên của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Từ việc nhận định và đánh giá đúng kẻ thù nên trong thời kỳ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp với tình hình cụ thể. Đầu năm 1959, tình thế cách mạng đã có những thay đổi lớn, có lợi cho ta, đặc biệt là phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam đang chuyển biến tích cực. Vì vậy, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15 khóa II (tháng 01/1959), Đảng ta khẳng định: “Con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ... con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”(2); “Đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới: đó là chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta”(3). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 chính là cơ sở để phong trào “Đồng khởi” nổ ra mạnh mẽ và giành thắng lợi, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công và đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mỹ.
Khi đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh kiểu mới”, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc tăng cường giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang bằng ba mũi giáp công chính trị, quân sự và binh vận trên cả ba vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Đảng ta đánh giá: “Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu”(4). Trước sự nhạy bén trong việc chỉ đạo chiến lược của Đảng ta nên chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai đã thất bại hoàn toàn.
Cùng với việc đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta kiên định phương pháp cách mạng bạo lực tổng hợp, chủ yếu là lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang được tiến hành trong suốt cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước. Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 12/1965), Đảng ta nhấn mạnh: “Mặc dầu đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn”(5)… do vậy, cách mạng miền Nam phải giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công. Đảng ta sớm nhận diện, đánh giá đúng về kẻ thù, đó là dù đế quốc Mỹ là đội quân tinh nhuệ và thiện chiến, nhưng vào miền Nam không phải trong thế mạnh, mà trong thế yếu, thế bị động. Đối với ta, lúc này không chỉ mạnh về chính trị mà còn cả về quân sự. Đây là cơ sở để Đảng ta hạ quyết tâm đánh và thắng đế quốc Mỹ.
Đảng lãnh đạo giải quyết tốt mối quan hệ và đề ra đường lối chiến lược, nhiệm vụ cách mạng của hai miền Nam, Bắc và nhiệm vụ cách mạng của cả nước, tạo ra sức mạnh to lớn để đánh thắng kẻ thù. Một trong những đặc điểm lớn nhất và khó khăn lớn nhất là khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, xuất hiện mâu thuẫn về chiến lược, sách lược và phương pháp chống chủ nghĩa đế quốc giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh quốc tế và trong nước có những biến động hết sức phức tạp, vấn đề đặt ra cho Đảng ta là phải có đường lối cụ thể, phù hợp với đặc điểm của mỗi miền, của chung cả nước và phù hợp với tình hình thế giới và xu thế chung của thời đại. Sau khi nghiên cứu, Đảng ta đề ra đường lối chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Dù thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau, nhưng giữa cách mạng hai miền có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, cùng thực hiện một mục tiêu chung của cách mạng cả nước là hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.
Bối cảnh đất nước tạm thời bị chia cắt nên việc xác định vị trí cách mạng của mỗi miền là không hề đơn giản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định, cách mạng miền Nam giữ vị trí rất quan trọng, Đảng ta đánh giá: “Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”(6), đưa giang sơn về một mối. Trong quá trình lãnh đạo, nếu không giải quyết tốt mối quan hệ này, rất khó phát huy sức mạnh của toàn dân tộc để đánh thắng kẻ thù hùng mạnh. Chính vì sự kết hợp chặt chẽ và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cách mạng hai miền đã tạo ra thế và lực cho nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 kêu gọi toàn Đảng, ở cả miền Bắc và miền Nam, tăng cường đoàn kết nhất trí, nâng cao tinh thần cảnh giác, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân cả nước, ra sức phấn đấu giành thắng lợi trong giai đoạn mới. Đây cũng là yếu tố đưa đến thành công trong quá trình chỉ đạo chiến lược của Đảng ta.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân đã phát triển tới đỉnh cao. Nhân tố bảo đảm cho sự phát triển không ngừng của chiến tranh nhân dân đó là lực lượng vũ trang nhân dân, gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích được xây dựng vững mạnh, bố trí rộng khắp; trong đó, các binh đoàn chủ lực giữ vai trò nòng cốt trong các chiến dịch, thực hiện tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn. Nắm vững quy luật chiến tranh, vận dụng và thực hiện sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, chúng ta đã từng bước chuyển hóa cục diện chiến trường theo hướng có lợi, luôn đánh địch trên thế mạnh, thế chủ động, thế bất ngờ. Nét đặc sắc, độc đáo của chiến tranh nhân dân còn được thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ các nhân tố “thế, lực, thời, mưu” trong từng trận đánh, từng chiến dịch một cách linh hoạt, làm cho địch không thể lường được các hướng, mũi, lực lượng và sức mạnh tiến công của ta. Đó là cơ sở để Đảng ta kiên trì thực hiện phương châm chiến lược: đánh đổ từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Với sự nhạy bén trong chiến lược, nắm bắt và đánh giá đúng tình hình, tương quan lực lượng, Đảng ta kịp thời điều chỉnh, đề ra kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giành thắng lợi hoàn toàn trong thời gian chưa đầy hai tháng. Việc giành toàn thắng là do Đảng ta sớm xác định thời cơ chiến lược; có sự chuẩn bị về mọi mặt, đặc biệt là tiến hành xây dựng các binh đoàn cơ động chủ lực mạnh; phát triển thế trận trên các vùng chiến lược nhằm kết hợp tác chiến; các đòn tiến công quyết định của bộ đội chủ lực và lực lượng nổi dậy của quần chúng nhân dân ở khắp các địa phương trên toàn miền Nam. Đây được xem là sự sáng tạo, linh hoạt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến. Giữ vững độc lập, tự chủ, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại mềm dẻo, tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là thành quả vĩ đại của Nhân dân ta, thể hiện ý chí, khát vọng độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Với đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, Đảng ta huy động được cao nhất sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị - tinh thần, sức mạnh truyền thống yêu nước nồng nàn của đất nước nghìn năm văn hiến cho cuộc kháng chiến. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với quan điểm đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng, Đảng ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn rất gay gắt, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố và các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống có chiều hướng gia tăng, tạo ra nhiều thách thức mới.
Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực; tiềm lực mọi mặt của đất nước được tăng cường, uy tín, vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao, song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch vẫn đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để chống phá cách mạng nước ta.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta rất nặng nề, đan xen cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức. Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến lược này, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các lực lượng, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Năm 2022, kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng là năm thứ hai, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây là sự kiện trọng đại đối với Đảng ta, dân tộc ta; đồng thời, cũng là dịp để Đảng ta nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, hoàn thiện đường lối đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới./.
(1) Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 15, Nxb CTQG, H.2001, tr.226.
(2) Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H.2002, tr.82.
(3) Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Nxb Sự thật, H.1985, tập 1 (1954-1965), tr.119.
(4) Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập 3, Nxb CTQG, H.1997, tr.27.
(5) Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 26, Nxb CTQG, H.2003, tr.633.
(6) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, tập 1, xuất bản tháng 9/1960, tr.34
Đại tá, TS Bùi Quang Huy, Trường Sĩ quan Chính trị
Theo đó, TP. Hà Nội sẽ triển khai 30 điểm bắn với 31 trận địa, trong đó có 1 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp với 800 quả và 24 giàn hỏa thuật với 480 ống hỏa thuật tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình kết hợp khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm. Thời lượng bắn trong 15 phút, từ 21 giờ 30 phút đến 21 giờ 45 phút ngày 9/10.
8 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp, mỗi trận địa 600 quả tại các quận: Hoàn Kiếm (khu vực trước trụ sở tòa soạn Báo Hà Nội Mới và trước Bưu điện Hà Nội), Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Đông Anh, thị xã Sơn Tây.
Địa điểm tổ chức bắn pháo hoa là khu vực trung tâm, những không gian công cộng lớn trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.
Thành phố tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại trung tâm hoặc không gian công cộng của 22 quận, huyện, thị xã còn lại.
Hoạt động bắn pháo hoa nhằm khơi dậy niềm tự hào, khí thế hào hùng oanh liệt, giá trị và ý nghĩa lịch sử vẻ vang, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; tạo động lực, khí thế xây dựng Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng: Thủ đô Hòa bình - Văn minh - Hiện đại. Trong dịp này, Thành phố cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao trong suốt tuần lễ kỷ niệm, nhằm tạo ra một không khí lễ hội sôi động và ý nghĩa. Các hoạt động bao gồm diễu hành, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và các trò chơi dân gian, nhằm tôn vinh truyền thống và bản sắc văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội yêu cầu các cơ quan hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, triển khai thực hiện kế hoạch nghiêm túc, cụ thể, tổ chức bắn pháo hoa đúng chương trình, thời gian quy định; chuẩn bị chu đáo về mọi mặt chỉ huy chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, trang bị trước, trong và sau khi bắn pháo hoa.
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã phải đối phó lần lượt với các kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ, chính quyền ngụy Sài Gòn và qua 5 giai đoạn. Giai đoạn 1 - Từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960, ta tập trung đấu tranh giữ gìn lực lượng, chuyển dần sang thế tiến công, làm thất bại bước đầu phương thức chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Giai đoạn 2 - Từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965, ta giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Giai đoạn 3 - Từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968, Đảng phát động toàn dân chống Mỹ cứu nước, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc. Giai đoạn 4 - Từ năm 1969 đến năm 1973, quân và dân ta phát huy sức mạnh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, làm thất bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ hai ở miền Bắc, tạo thế mạnh trong đàm phán. Giai đoạn 5 - Từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975 là giai đoạn tạo thế và lực mới, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau khi ký Hiệp định Paris (27/1/1973), mặc dù phải rút quân về nước nhưng Mỹ tiếp tục nuôi âm mưu dùng chính quyền ngụy Sài Gòn làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Mỹ tăng cường viện trợ cho chính quyền ngụy Sài Gòn để lấn đất, giành dân, thực hiện các hoạt động ngoại giao xảo quyệt để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng miền Nam. Đến tháng 5/1973, xu thế chống phá Hiệp định Paris của địch ngày càng tăng. Quân đội Sài Gòn điên cuồng đánh phá hòng xóa bỏ vùng giải phóng của ta, đẩy lùi lực lượng cách mạng. Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã khẳng định, cách mạng miền Nam muốn giành được thắng lợi vẫn là con đường bạo lực để giành chính quyền. Nửa cuối năm 1974, cuộc chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã giành những thắng lợi cơ bản. Ta càng mạnh lên, ngụy càng suy yếu rõ rệt. Tháng 7/1974, Trung ương Đảng chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng trong năm 1975. Với những thắng lợi trên toàn miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chiến thắng Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế suy yếu của chính quyền ngụy Sài Gòn và khả năng Mỹ khó có thể quay trở lại miền Nam. Đảng ta nhận định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến và quyết định đẩy nhanh thực hiện kế hoạch đã đề ra. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu từ ngày 4/3/1975 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc vào ngày 30/4/1975. Qua gần 2 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo, quân và dân ta đã toàn thắng, thu non sông về một mối.
Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc; đánh dấu bước ngoặt quyết định, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó cũng là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên, khích lệ các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.
Nguyên nhân của thắng lợi vĩ đại này, trước hết là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hai là, nhân dân và các lực lượng vũ trang đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bền bỉ; lao động quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Ba là, cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trên dưới một lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp, đánh Mỹ và thắng Mỹ. Năm là, phát huy tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và Campuchia; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước phe xã hội chủ nghĩa, của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng giúp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đúc kết những kinh nghiệm quý báu. Đó là các bài học: Xác định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam; phát huy sức mạnh thời đại; vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt phương pháp đấu tranh cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh toàn dân và nghệ thuật quân sự chiến tranh toàn dân, xây dựng và phát triển lý luận chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam; chủ động, nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh cách mạng và nghệ thuật tạo, nắm bắt thời cơ giành những thắng lợi quyết định. Đồng thời, phải luôn luôn chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong mọi hoàn cảnh, nâng cao sức chiến đấu và phát huy năng lực lãnh đạo của Đảng. Trải qua 46 năm, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng tiếp tục được thể hiện sinh động trên tất cả các lĩnh vực, như: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc và an ninh chính trị; lao động sản xuất, nghiên cứu, học tập, tận dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; trợ giúp kịp thời người dân trong thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; đoàn kết dân tộc, tương thân, tương ái; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng ta lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không chịu tụt hậu, từng bước tiến kịp thời đại, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Khát vọng đó của dân tộc, cũng thiêng liêng và mãnh liệt như ý chí giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Phát huy tinh thần chiến thắng 30/4, chúng ta cũng phát huy chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trên tinh thần đó, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy nội lực của đất nước, tận dụng triệt để các nguồn lực trong và ngoài nước, giải quyết hài hòa các nhiệm vụ đối nội và đối ngoại. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trên tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Năm nay, chúng ta kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang chung sức, đồng lòng chống “giặc Covid-19”. Hiện nay đại dịch này đã bùng phát trên toàn cầu, hơn 148 triệu người mắc bệnh và hơn 3,1 triệu người tử vong. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhận định: Đại dịch Covid-19 là kẻ thù chung của nhân loại. Ở Việt Nam, phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động đề ra phương châm “Chống dịch như chống giặc”, “coi trọng sức khỏe và tính mạng con người là trên hết”, “mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch”, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, cho đến nay vẫn kiểm soát có hiệu quả, nước ta mới có 2.852 ca mắc, trong đó có 2.516 ca khỏi bệnh, 35 người tử vong. Dư luận thế giới đánh giá cao kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy tinh thần của đại thắng 30/4/1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng để xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, cường thịnh, thực hiện khát vọng chính đáng và cao cả của dân tộc./.
TS. Bùi Thế Đức, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Một số từ vựng liên quan đến giải thưởng:
- academy awards (giải thưởng viện hàn lâm)
- consolation prize (giải khuyến khích)
Nhà cấp 4 trong tiếng Anh được gọi là “one-story house” /wʌn ˈstɔri hoʊm/ hoặc “single-story house” /ˈsɪŋɡəl ˈstɔri haʊs/ .
“Nhà cấp 4” là một loại kiến trúc nhà ở, thường chỉ có một tầng duy nhất, được xây dựng mà không có các tầng lầu phía trên hoặc phía dưới. Đây là một dạng kiến trúc phổ biến trong nhiều nền văn hóa và thường được sử dụng cho các gia đình nhỏ, người cao tuổi, hoặc trong các khu vực nông thôn. Nhà cấp 4 có nghĩa là nhà chỉ có một tầng (cấp 4) và có thiết kế đơn giản, tiết kiệm diện tích, phù hợp với nhu cầu của gia đình nhỏ.