Sứ mệnh:"Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội"
Sứ mệnh:"Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội"
Ngày 26/4/2024, Bộ Tài chính có công văn số 4363/BTC-QLBH chấp thuận thay đổi Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Toyota Tsusho (Việt Nam), cụ thể:
Chấp thuận ông Yoshikazu Tai giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Toyota Tsusho (Việt Nam) thay ông Takeshi Umei.
(TTXVN) Số liệu do Văn phòng thống kê liên bang Đức công bố ngày 08/7 cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu của Đức đã tăng mạnh trong tháng 5/2019.
Theo số liệu được công bố, lượng hàng hóa xuất và nhập khẩu của Đức trong tháng 5/2019 đều tăng so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu tăng 4,5%, nhập khẩu tăng 4,9%.
So với tháng trước đó, tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của nước này tăng 1,1%, đạt 113,9 tỉ EUR, trong khi lượng hàng hóa nhập khẩu giảm 0,5%, đạt 93,4 tỉ EUR. Như vậy, trong tháng 5, thặng dư thương mại của nước này đạt xấp xỉ 20,6 tỉ EUR, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018.
Tính riêng trong khối EU, xuất khẩu của Đức sang các nước nội khối trong tháng 5/2019 đạt 66,1 tỉ EUR, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong khi nhập khẩu đạt 54,2 tỉ EUR, tăng 4,7%. Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Đức sang các nước ngoài EU thậm chí còn tăng mạnh hơn, ở mức 10,4%, trong khi nhập khẩu tăng 5,1%.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Bán buôn, Ngoại thương và Dịch vụ liên bang Đức (BGA), mặc dù tăng trưởng thương mại đạt kết quả tốt, song các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt nguy cơ suy giảm trong thời gian tới.
Theo một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu Ifo (Đức), niềm tin của các doanh nghiệp nước này trong tháng 6/2019 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014, làm tăng dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sẽ giảm trong quý II/2019.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là nguyên nhân chính gây bất ổn cho các doanh nghiệp Đức vốn dựa vào xuất khẩu sang hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này để thúc đẩy tăng trưởng.
Bộ Tài chính vừa gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp về Dự thảo Thông tư Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xe ô tô tải thuộc nhóm 87.04 và bộ linh kiện ô tô, khung gầm đã gắn động cơ, có buồng lái thuộc Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Tăng 13 dòng thuế của xe ô tô tải thường
Tại dự thảo thông tư này, Bộ Tài chính dự kiến sẽ điều chỉnh thuế suất của 16/19 dòng thuế của xe tải thường hiện đang có mức thuế nhập khẩu thấp hơn cam kết WTO.
Cụ thể, sẽ tăng thuế suất 3 dòng thuế của xe ô tô tải thường dưới 5 tấn (8704.21.29, 8704.31.29 và 8704.90.91) từ 68% lên 70% bằng mức cam kết trần WTO (do đây là chủng loại xe tải nhỏ thuộc diện quy hoạch ưu tiên phát triển).
Đồng thời, tăng thuế suất MFN của “Xe tải trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn, động cơ diesel” (mã hàng 8704.23.29), từ 20% lên 25%. Hai dòng thuế của “Xe tải trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn, động cơ xăng” mã hàng 8704.32.69 và “Xe tải trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn, động cơ khác” mã hàng 8704.90.94, dự kiến cũng sẽ tăng từ 15% và 20% lên tương ứng là 25% và 35%, bằng mức cam kết WTO.
Bộ Tài chính cũng dự kiến điều chỉnh tăng thuế suất MFN dòng thuế của “Xe tải trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn, động cơ diesel” thuộc mã hàng 8704.23.69 từ 20% lên 25% bằng với mức trần cam kết WTO.
Cùng với đó, thuế suất 3 dòng thuế 03 dòng thuế của xe tải có tải trọng trên 5 tấn nhưng dưới 6 tấn, động cơ xăng (mã hàng 8704.32.29), xe tải có tải trọng trên 6 tấn nhưng dưới 10 tấn, động cơ xăng (mã hàng 8704.32.46) và xe tải có tải trọng trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn, động cơ khác (mã hàng 8704.90.92) dự kiến sẽ tăng từ 50% lên 70% bằng mức trần cam kết WTO.
Tương tự, mức thuế suất MFN của hai dòng thuế 2 dòng thuế của “Xe tải có tải trọng trên 10 tấn đến dưới 20 tấn, động cơ xăng” (mã hàng 8704.32.49) và “Xe tải có tải trọng trên 10 tấn đến dưới 20 tấn, động cơ khác” (mã hàng 8704.90.93) dự kiến điều chỉnh tăng từ 30% lên 45% và 70%; thuế của “Xe tải có tải trọng trên 24 tấn đến dưới 45 tấn, động cơ xăng” (mã hàng 8704.32.89) tăng từ 15% lên 25% bằng mức trần cam kết WTO.
Với 3 dòng thuế của xe tải có tải trọng trên 45 tấn (mã hàng 8704.23.89; 8704.32.99 và 8704.90.99), Bộ Tài chính dự kiến giữ nguyên thuế suất 0%, do dòng xe tải trên 45 tấn là tư liệu sản xuất và thuộc chủng loại trong nước không có sản xuất, lắp ráp.
8/10 dòng thuếô tô tựđổ sẽđượcđiều chỉnh
Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng dự kiến điều chỉnh 8/10 dòng thuế xe tải tự đổ hiện có thuế suất thấp hơn cam kết WTO.
Trong đó, giữ nguyên thuế suất của “xe tải tự đổ có tải trọng trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn, thuộc loại được thiết kế để sử dụng trên các loại đường không phải là đường quốc lộ” (mã hàng 8704.10.24) ở mức thuế suất MFN hiện hành là 50%, thay vì 56% cam kết WTO năm 2015, do dòng thuế này có mức là cam kết cuối cùng trong WTO vào năm 2017 là 50%.
Điều chỉnh tăng thuế suất MFN của “xe tải tự đổ có tải trọng trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn, thuộc loại được thiết kế để sử dụng trên các loại đường không phải là đường quốc lộ” (mã hàng 8704.10.25) từ 30% lên 50%, bằng mức cam kết cuối cùng trong WTO vào năm 2017 là 50% (cam kết WTO năm 2015 là 56%).
Đồng thời điều chỉnh tăng thuế suất MFN của dòng thuế “xe tải tự đổ có tải trọng trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn, thuộc loại được thiết kế để sử dụng trên các loại đường không phải là đường quốc lộ” (mã hàng 8704.10.26) từ 20% lên 50%, bằng mức cam kết cuối cùng trong WTO vào năm 2017 (cam kết WTO năm 2015 là 56%).
Bộ Tài chính cũng đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất của “xe tự đổ trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn, động cơ diesel, được thiết kế để sử dụng trên đường quốc lộ” thuộc mã hàng 8704.23.66 từ 10% lên 25%.
Điều chỉnh thuế suất của “xe tự đổ trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn, động cơ xăng, được thiết kế để sử dụng trên đường quốc lộ” thuộc mã hàng 8704.32.86 từ 10% lên 25% để thống nhất mức thuế suất đối với chủng loại xe tải tự đổ trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn.
Trong khi đó, chủng loại xe “Ô tô tải tự đổ trên 45 tấn được thiết kế để sử dụng trên các loại đường không phải đường quốc lộ” (mã hàng 8704.10.28), Bộ Tài chính đề xuất giữ nguyên thuế suất là 0%, thay vì 10% như cam kết WTO, nhằm thống nhất với mức thuế suất MFN là 0% của các chủng loại xe tải khác trên 45 tấn. Hơn nữa, đây cũng là dòng xe tự đổ trên 45 tấn (không chạy trên đường quốc lộ), là tư liệu sản xuất và thuộc chủng loại trong nước không có sản xuất, lắp ráp.
Cùng lý do trên, Bộ Tài chính đề xuất giữ nguyên thuế suất của chủng loại xe “Ô tô tải tự đổ trên 45 tấn, được thiết kế để sử dụng trên đường quốc lộ” thuộc mã hàng 8704.23.86; “xe tải tự đổ có tải trọng trên 45 tấn, thuộc loại được thiết kế để sử dụng trên các loại đường quốc lộ” (mã hàng 8704.32.98) là 0%, mặc dù có thể xem xét điều chỉnh tăng thuế suất từ 0% lên 25%, theo đúng cam kết WTO.
Dự kiến tăng thuế xe chuyên dùng lên mức 20%
Cũng tại văn bản này, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất các chủng loại xe chuyên dùng lên thống nhất mức 20%, vì theo Biểu thuế hiện hành một số chủng loại xe chuyên dùng đã có mức thuế suất 20%. Việc xem xét điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với các chủng loại xe chuyên dùng phù hợp với năng lực sản xuất trong nước nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, lắp ráp xe chuyên dùng.
Mặt khác, theo Thông tư số 122/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 thì khung gầm đã gắn động cơ, có buồng lái (xe ô tô sát xi) có tải trọng trên 20 tấn nhưng dưới 45 tấn hiện có mức thuế nhập khẩu là 15%, vì vậy việc điều chỉnh tăng thuế suất của các dòng thuế của xe chuyên dùng lên mức 20% là phù hợp về mặt chính sách (thuế suất bán thành phẩm thấp hơn thuế suất của xe nguyên chiếc).
Theo đó, sẽ tăng thuế của 7/12 dòng thuế xe tải đông lạnh từ 15% lên 20%. Giữ nguyên thuế suất của 3/12 dòng thuế có mức thuế hiện hành là 20% (xe đông lạnh trên 6 tấn nhưng dưới 20 tấn, mã hàng 8704.22.41 và xe tải đông lạnh trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn, mã hàng 8704.23.61) và 2/12 dòng thuế của xe đông lạnh trên 45 tấn có mức thuế suất 0%.
Cùng với đó, điều chỉnh thuế suất đối với 12 dòng thuế xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải. Gồm: Tăng thuế suất của 8 dòng thuế từ 15% lên 20%; giữ nguyên thuế suất của 2 dòng thuế có mức thuế hiện hành là 20% và 2 dòng thuế của chủng loại xe trên 45 tấn có mức thuế suất 0%.
12 dòng thuế xe xe xitec, xe chở xi măng kiểu bồn cũng dự kiến được điều chỉnh thuế suất, trong đó tăng thuế suất của 6 dòng thuế từ 15% lên 20%; giữ nguyên thuế suất của 4 dòng thuế đang có mức thuế hiện hành là 20% và 2 dòng thuế là xe trên 45 tấn có mức thuế 0%.
Đối với 12 dòng thuế của xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được, dự kiến tăng thuế đối với 9 dòng thuế từ mức 15% lên 20%; giữ nguyên thuế suất đối với 1 dòng thuế có mức thuế hiện hành là 20% và 2 dòng thuế là xe trên 45 tấn hiện đang có mức thuế suất 0%.
Ngoài ra, tại Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu có quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu của Bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của ô tô để sản xuất, lắp ráp ô tô (nhóm 98.21). Khi điều chỉnh thuế suất MFN của xe ô tô tải nguyên chiếc dưới 20 tấn thì cần điều chỉnh thuế suất bộ linh kiện của xe cùng chủng loại tương ứng. Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh tăng thuế suất 3 dòng thuế của bộ linh kiện đồng bộ/không đồng bộ của chủng loại xe dưới 5 tấn tại nhóm 98.21 từ mức 68% lên mức 70% (tương ứng với việc điều chỉnh mức thuế suất của xe tải dưới 5 tấn từ mức 68% lên mức 70%).
Chưa điều chỉnh thuế với linh kiện, phụ tùng xe lắp ráp
Cùng với các phương án điều chỉnh thuế nêu trên, Bộ Tài chính cũng dự kiến điều chỉnh thuế suất của xe ô tô sát xi lên mức 18% do tính chất lắp ráp đơn giản nên để khuyến khích sản xuất, lắp ráp xe trong nước, đồng thời phù hợp với việc điều chỉnh tăng thuế suất của ô tô tải nguyên chiếc.
Đối với linh kiện, phụ tùng ô tô, Bộ Tài chính cho biết, việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi MFN hầu như không mang lại nhiều ý nghĩa trong việc khuyến khích nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ những nước có công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc...để sản xuất, lắp ráp xe trong nước.
Do vậy trước mắt Bộ Tài chính đề nghị thực hiện mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN theo quy định hiện hành. Về lâu dài, sau khi Bộ Công Thương ban hành Danh mục các loại phụ tùng, linh kiện cần khuyến khích đầu tư sản xuất và các loại phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ ngành điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi linh kiện phụ tùng ô tô cho phù hợp với định hướng của Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn tới./.