Đồi Cao Su Mùa Lá Rụng Trong Vườn Pdf Download

Đồi Cao Su Mùa Lá Rụng Trong Vườn Pdf Download

Mùa rụng lá, mùa cây cao su không đau. Quanh năm, cây cao su rút cạn mình dòng nhựa trắng, đều đặn ngày ngày đêm đêm đỡ đần người nông dân trong bộn bề nỗi lo cơm áo. Chi chít quanh thân cây là những vết rạch ngang rạch dọc vĩnh viễn không thể lành da, liền miệng. Tuổi đời càng cao vết thương càng nhiều. Cây cứ chắt chiu từng giọt nắng giọt mưa của trời, từng ngọt lành của đất để rồi ứa ra rào rạt dòng nhựa vui buồn. Đến mùa này cây được nghỉ ngơi, những vết thương ngưng chảy máu. Lá rụng, cành cây trụi lủi vươn dài, sự sống âm thầm được nuôi dưỡng, nảy nở bên trong.

Mùa rụng lá, mùa cây cao su không đau. Quanh năm, cây cao su rút cạn mình dòng nhựa trắng, đều đặn ngày ngày đêm đêm đỡ đần người nông dân trong bộn bề nỗi lo cơm áo. Chi chít quanh thân cây là những vết rạch ngang rạch dọc vĩnh viễn không thể lành da, liền miệng. Tuổi đời càng cao vết thương càng nhiều. Cây cứ chắt chiu từng giọt nắng giọt mưa của trời, từng ngọt lành của đất để rồi ứa ra rào rạt dòng nhựa vui buồn. Đến mùa này cây được nghỉ ngơi, những vết thương ngưng chảy máu. Lá rụng, cành cây trụi lủi vươn dài, sự sống âm thầm được nuôi dưỡng, nảy nở bên trong.

Phân tích bài Mùa lá rụng trong vườn mẫu 3

Nhà văn Ma Văn Kháng là một trong những tác giả có hoạt động sáng tác sôi nổi cũng như nổi bật nhất những năm sau 1975. Ông là nhà văn có nhiệt huyết với cách mạng và có nhiều đóng góp lớn đối với quá trình đổi mới nền văn học nước nhà. Trong con người ông có sự tinh tế, nhạy cảm với từng thay đổi của xã hội, của đất nước và đặc biệt là với con người trong giai đoạn chiến tranh kết thúc. Đó là lúc con người phải nỗ lực thay đổi sau chiến tranh, là lúc họ bước vào giai đoạn mới, cuộc sống mới. Một trong những tác phẩm nổi bật trong giai đoạn này của ông là tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, là câu chuyện về gia đình ông Bằng, về người con dâu lâu ngày về thăm nhà chồng cũ trong chiều ba mươi tết. Tác phẩm này cũng là thay lời nói của tác giả, nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những thay đổi của xã hội cũng không ngăn cản được tình cảm chân thành giữa con người với con người.

Đoạn trích mở ra với sự xuất hiện bất ngờ của chị Hoài. Đây là một người phụ nữ nông thôn điển hình, phúc hậu trạc tầm năm mươi tuổi. Không khó để nhận ra trước đây khi còn trẻ, chị cũng là người có nhan sắc khi đến tận giờ chị vẫn giữ được dáng “người thon gọn trong chiếc áo bông chần hạt lựu”. Chị có “khuôn mặt rộng có đôi mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tươi" vẫn nhanh nhẹn tươi tắn dù cuộc sống thôn quê đầy sương gió vất vả. Chị mang theo một tay nải đầy đồ, xách bộ từ ga tàu về đến nhà chồng cũ không chút tỏ ra mệt mỏi. Chị Hoài cũng là người phụ nữ số khổ khi chồng đầu mất do chiến tranh, sau này khi đi thêm bước nữa tìm được người đàn ông yêu thương mình với bốn đứa con đủ nếp đủ tẻ, cuộc sống hạnh phúc hơn nhưng cô vẫn luôn giữ cho mình liên lạc với nhà chồng cũ, vẫn luôn là thành viên quan trọng trong gia đình ông Bằng. Chín năm dài xa cách nhưng thời gian không những không thể khiến họ trở nên xa lạ mà còn giúp cho tình cảm mọi người càng đáng quý hơn. Chị Hoài cũng được miêu tả là kiểu phụ nữ đẹp người đẹp nết, sống biết trước biết sau, luôn chăm chỉ yêu thương giúp đỡ mọi người nên ngay khi cô về cả nhà đã vỡ òa cảm xúc vui mừng. Mọi người không thể không bất ngờ khi chị lại chọn về thăm nhà chồng cũ ngày chiều ba mươi tết, cô chọn ở đó ăn cơm tất niên mặc dù vẫn còn chồng và bốn đứa con ở nhà. Gia đình mới của cô cũng rất có tình có nghĩa, biết đối nhân xử thế ngay tại lời tâm tình của cô, khi bốn đứa trẻ đều muốn theo cô đi thăm gia đình ông Bằng, nhất là đứa con trai lớn. Có thể nói, cách ứng xử của chị Hoài rất tốt, là cầu nối cho hai gia đình cũ mới với nhau, giúp điều hòa mọi mối quan hệ, giúp những người ngoài không cùng máu thịt cũng có thể trở nên thân thiết, yêu thương nhau như ruột thịt chung một gia đình. Ngay khi vào nhà, chị Hoài đã nhanh chóng hỏi thăm từng thành viên trong gia đình. Cô còn hỏi về ông thợ mộc, về chú Đông tóc bạc,...có thể nói cô luôn chú ý đến từng người dù cô có ở một nơi xa xôi cách trở. Dù đã không còn ở trong gia đình nhưng cô vẫn luôn gửi thư về hỏi thăm cha chồng cũ - ông Bằng. Đặc biệt là khi biết tin của cậu Cừ, cô Phượng, chị Hoài đã vội vã lên thăm hỏi mọi người, lên thăm ông Bằng cho ông đỡ buồn dù đã ba mươi tết. Không ngại vất vả xa xôi, cô Hoài xách theo từng món quà quê cho mọi người, đó đều là những món quà giản dị tuy không có quá nhiều giá trị vật chất nhưng lại có giá trị tinh thần không gì sánh nổi. Đó là gói bột sắn dây cho những đứa trẻ nhà chị tự tay làm, là tải gạo nếp tăng sản nhà chị tự trồng, lá cây giò thủ - món khoái khẩu của ông Bằng do chồng chị tự nấu, còn cả gói hạt mướp hương cho chị em trồng,...Nhưng quý giá nhất vẫn là sự xuất hiện của chị, trong lúc cả gia đình không vui, chị Hoài xuất hiện như một niềm tin mới giúp cho mọi người mạnh mẽ hơn để đối mặt với những thay đổi của cuộc sống và con người. Sự xuất hiện của chị còn như một sợi dây gắn kết, nối lại tình thân tình cảm của tất cả thành viên trong gia đình. Chị về giúp cho những ký ức vui vẻ ngày xưa khi gia đình còn đủ đầy thành viên mỗi ngày cũng trở lại, phần nào hàn gắn lại vết nứt tình cảm thời gian qua. Qua bữa cơm tất niên thân mật cũng có thể thấy được đối với gia đình ông Bằng thì chị Hoài không phải là một người con dâu cũ đã xa cách chín năm mà là một thành viên không thường trực tại nhà nhưng chỉ cần có chuyện là chị sẽ xuất hiện với tấm lòng nhân hậu để đánh thức tình cảm gia đình họ.

Cảnh xuất hiện của chị Hoài với anh chị em trong gia đình càng náo nhiệt bao nhiêu thì khi chị Hoài gặp lại ông Bằng càng nghẹn ngào xúc động bấy nhiêu. Tuy người con trai cả đã hy sinh nơi chiến trường, chị Hoài cũng đã xa gia đình hơn chục năm, cũng đã là con dâu của người khác nhưng ông thực sự rất yêu quý người con dâu cũ này. Khi nghe thấy tin chị đến, ông đã vội chống gậy xuống nhà. Người cha uy nghiêm sang trọng ngày nào nay đã già thật rồi. Vẫn bộ comple kẻ sọc đấy, vẫn phong thái nghiêm trạng đấy nhưng ông đã gầy hơn rất nhiều. Ông vẫn cố giữ cho mình bước đi ngay ngắn, tinh thần tỉnh táo vui vẻ khỏe mạnh để người con dâu của mình bớt lo lắng. Nhưng ngay khi thấy Hoài, ông vẫn không nén được xúc động, ông thoáng ngẩn ngơ như không thể nào tin vào những gì mình đang nhìn thấy. Quá vui mừng, quá nghẹn ngào khiến cho "mắt ông chớp liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa". Chỉ những cảm xúc đó thôi cũng có thể hiểu được rằng, ông đã nhớ mong chị Hoài thế nào. Chị Hoài cũng vậy, khi thấy người cha già, cố cũng không nén được xúc động như trở về làm trẻ con khi "gần như không chủ động được mình, chị lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản, gót nứt nẻ thâm đen, giẫm trên nền đá lạnh, kịp hãm lại khi cách ông già khoảng hai hàng gạch hoa". Cả hai người đều nghẹn ngào, chào nhau bằng chất giọng khàn đặc nức nở. Chị Hoài phải mất một lúc mới thốt lên được từ “Ông”, còn ông Bằng vẫn như không thể tin mà hỏi “Hoài đấy ư, con?”. Những cung bậc cảm xúc có phần cường điệu này đều trở nên hợp lý khi một phần do hai người đã quá lâu không gặp nhau, lại còn là trong thời gian nhạy cảm với gia đình ông, giúp ông phần nào giải tỏa được nỗi buồn, nỗi cô đơn. Ông dường như cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, khi chỉ có ông đang ngày ngày chiến đấu với sự mai một của văn hóa, chiến đấu với những thứ làm rạn nứt tình cảm gia đình ông.

Vẻ đẹp truyền thống Hà Nội xưa thể hiện rõ nhất trong khung cảnh ngày tất niên. Đó là ngôi nhà ấm cúng với đầy đủ con cháu tứ xứ tụ về, cùng nhau chuẩn bị bàn thờ gia tiên, chuẩn bị mâm cơm. Trên bàn thờ nhà ông Bằng có đầy đủ đèn đâu, sắp xếp cẩn thận từng bức ảnh thờ của người đã mất, có thêm mâm ngũ quả, có đôi bánh chưng, có những chén rượu và đặc biệt không bao giờ thiếu khói nhang. Ông Bằng là chủ gia đình, là người đại diện gia đình đọc bài tế lễ. Ông cẩn thận chỉnh lại cà vạt, soạt lại hàng khuy áo xem có lỗi không, cẩn thận hắng giọng thắp hương, khấn vái, thành kính với tổ tiên. Lời khấn của ông cùng với mâm cơm tươm tất có đầy đủ đặc sản Hà Nội như gà luộc, giò chả, miến gà, vịt tần,...và cả cành quất đều thể hiện được sự thành kính, cẩn trọng trong từng khâu chuẩn bị.

Mỗi năm chỉ có một lần, cả nhà sum họp bên mâm cơm cũng như không khí đầu năm mới khiến cho mọi người đều hân hoan, đều cố gắng làm một buổi lễ tươm tất đủ đầy chào đón đầu xuân năm mới. Đấy cũng là không khí của hàng triệu gia đình Việt Nam mỗi khi xuân tới Tết về, họ luôn cố gắng gìn giữ truyền thống này. Dù thời đại đổi thay, con người trở nên bận rộn hơn nhưng cũng không thể khiến họ sơ sài bỏ qua những truyền thống tốt đẹp này.

Qua đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn đã phần nào thể hiện được suy nghĩ của nhà văn Ma Văn Kháng về sự thay đổi của xã hội khiến con người cũng có phần đổi thay. Nhưng những truyền thống tốt đẹp cũng như những tình cảm đáng quý của người thân trong gia đình sẽ không bao giờ phai nhạt bất kể ngoại cảnh có ra sao. Tác giả cũng đã nói lên những thực cảnh của xã hội thời đó, nói lên những vấn đề nóng, nhức nhối đang nổi lên với mỗi người. Nền kinh tế thị trường, sự đói nghèo sau chiến tranh cũng như sự du nhập những cái mới từ nước ngoài khiến cho tam quan con người dường như bị lung lay. Ông cũng mong muốn con người Việt Nam dù có học hỏi những cái mới cái tốt nhưng cũng không thể nào quên đi truyền thống ngàn đời nay của cha ông để lại.

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!