Với những vận động viên thể thao hàng đầu trên thế giới, không khó để họ mang về những mức thu nhập khổng lồ từ lương và các hợp đồng quảng bá. Thậm chí, một số người còn phát triển sự nghiệp kinh doanh riêng sau khi giải nghệ và mang về rất nhiều thành công.
Với những vận động viên thể thao hàng đầu trên thế giới, không khó để họ mang về những mức thu nhập khổng lồ từ lương và các hợp đồng quảng bá. Thậm chí, một số người còn phát triển sự nghiệp kinh doanh riêng sau khi giải nghệ và mang về rất nhiều thành công.
Jensen Huang là người đồng sáng lập Nvidia với tư cách là nhà thiết kế chip trò chơi điện tử cách đây ba thập kỷ. Khi Nvidia thống trị thị trường chip AI đang bùng nổ, cổ phiếu của công ty cũng tăng lên gấp đôi, đẩy vốn hóa thị trường của công ty vượt mốc 2 nghìn tỷ đô la vào tháng 2 năm nay, đưa Huang vào top 20 người giàu nhất thế giới (xếp hạng số 17)..
Lịch sử tăng trưởng tài sản của Jensen Huang từ năm 2017 đến 2024 như sau:
Jensen Huang sinh ra tại Đài Loan và chuyển đến Thái Lan từ khi còn nhỏ. Sau khi quốc gia này bất ổn về chính trị và dân sự, gia đình đã gửi ông và anh trai sang Hoa Kỳ. Năm 1993, Huang đồng sáng lập công ty sản xuất chip đồ họa Nvidia, giữ chức vụ CEO kiêm Chủ tịch công ty. Đến nay, ông sở hữu khoảng 3% cổ phiếu Nvidia và là người giàu thứ 7 trên thế giới hiện nay.
Larry Page là cựu CEO của Alphabet (công ty mẹ của Google) và là người giàu thứ 8 hành tinh với khối tài sản lên tới 127 tỷ đô la. Hiện tại, ông là cổ đông cá nhân hàng đầu của Alphabet. Năm ngoái, cổ phiếu của công ty này đã tăng 50% bất chấp những bước đi sai lầm với chatbot AI mới Gemini.
Lịch sử tăng trưởng tài sản của Larry Page từ năm 2015 đến 2024 như sau:
Đứng vị trí thứ 9 về tăng trưởng tài sản trong năm qua là Sergey Brin - Nhà đồng sáng lập Google vẫn là cổ đông cá nhân lớn thứ hai của gã khổng lồ công nghệ và đã đệ trình những thay đổi cho chatbot AI Gemini của Google vào năm ngoái và được liệt kê là "người đóng góp cốt lõi" khi mô hình này được phát hành vào tháng 12/2023.
Lịch sử tăng trưởng tài sản của Sergey Brin từ năm 2015 đến 2024 như sau:
Trong năm vừa qua, khối tài sản của Sergey Brin đã tăng thêm 34 tỷ đô la, hiện nay, tổng tài sản của ông đang là 121.9 tỷ đô la và nằm trong top 10 người giàu nhất hành tinh.
Đứng đầu trong danh sách người kiếm được nhiều tiền nhất hành tinh trong năm qua là Mark Zuckerberg. Giá trị tài sản ròng của ông đã tăng 112,6 tỷ đô là Mỹ khi giá trị cổ phiếu của Meta tăng gần gấp ba lần sau các đợt sa thải hàng loạt và các khoản cược lớn liên tục vào AI và siêu vũ trụ.
Lịch sử tăng trưởng tài sản của Mark Zuckerberg từ năm 2015 đến 2024 như sau:
Ở tuổi 39, nhà sáng lập Meta giàu có hơn bao giờ hết. Mark Zuckerberg hiện là người giàu thứ 3 thế giới với khối tài sản 175.6 tỷ USD (có lúc lên tới 177 tỷ USD).
Steve Ballmer là cựu CEO của Microsoft từ năm 2000 đến năm 2014. Năm 2014, ông nghỉ hưu và mua đội Los Angeles Clippers của NBA (đội có giá trị thứ năm của NBA) với giá 2 tỷ đô la. Mặc dù hiện nay giá trị của đội đã tăng gần 20% lên 4,65 tỷ đô la vào năm ngoái, nhưng phần lớn mức tăng 40 tỷ đô la trong tài sản của Ballmer đến từ cổ phiếu Microsoft. Cổ phiếu này đã tăng 63% vào năm ngoái, một phần là nhờ khoản đầu tư 10 tỷ đô la vào OpenAI, nhà phát triển ChatGPT.
Lịch sử tăng trưởng tài sản của Steve Ballmer từ năm 2015 đến 2024 như sau:
Với khối tài sản 119.1 tỷ USD, hiện Steve Ballmer đang là người giàu thứ 10 trên thế giới.
Tài sản của tỷ phú người Indonesia đã tăng vọt từ 5,3 tỷ đô la vào năm 2023 lên 43,4 tỷ đô la vào năm 2024, đưa ông lên khoảng 400 bậc trong bảng xếp hạng và trở thành người giàu thứ 22 thế giới khi ông đưa công ty khai thác than Petrindo Jaya Kreasi và công ty sở hữu nhà sản xuất năng lượng địa nhiệt Renewables Energy lên sàn giao dịch chứng khoán. Cổ phiếu đã tăng gần gấp mười lăm lần và năm lần kể từ khi IPO.
Lịch sử tăng trưởng tài sản của Prajogo Pangestu từ năm 2017 đến 2024 như sau:
Prajogo Pangestu là con trai của Prajogo Pangestu - một thương nhân cao su bắt đầu sự nghiệp kinh doanh gỗ vào cuối những năm 1970. Ngoài ra, Forbes còn xếp hạng ông là người giàu thứ 2 của đất nước Indonesia.
Đứng vị trí thứ 4 trong danh sách những người kiếm được nhiều tiền nhất toàn cầu là Michael Dell - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Dell Technologies. Trong năm vừa qua, tài sản của ông đã tăng thêm gần 41 tỷ đô la khi cổ phiếu của công ty phần cứng máy tính Dell tăng 217%, nhờ nhu cầu tăng cao đối với máy chủ AI của công ty. Michael Del cũng nhận được sự thúc đẩy từ việc bán bộ phận điện toán đám mây VMware cho công ty bán dẫn Broadcom với giá 69 tỷ đô la vào mùa thu năm ngoái.
Lịch sử tăng trưởng tài sản của Michael Dell từ năm 2015 đến 2024 như sau:
Với khối tài sản 91.7 tỷ đô la, hiện Dell đang là người giàu thứ 16 trên thế giới.
Gautam Adani - một doanh nhân người Ấn Độ đã sáng lập đồng thời là chủ tịch của Tập đoàn đa quốc gia Adani Group tham gia vào phát triển và vận hành cảng tại Ấn Độ. Bất chấp cáo buộc về gian lận tài chính và thao túng cổ phiếu dẫn đến sự sụt giảm cổ phiếu của 10 công ty trong Adani Group, xóa sổ 1 nửa tài sản của ông, tổng tài sản của Gautam Adani vẫn tăng thêm 36,8 tỷ đô la trong năm vừa qua.
Với khối tài sản hiện tại là 84 tỷ đô la, Adani vẫn còn kém mức đỉnh 90 tỷ đô la của mình trong danh sách năm 2022 của Forbes.
Trong năm vừa qua, khối tài sản của Jeff Bezos - Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Amazon đã tăng hơn 80 tỷ đô la so với một năm trước khi cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon (chiếm khoảng 85% tài sản của Bezos) đã tăng 93%nhờ hơn 27.000 lần cắt giảm việc làm cùng sự tăng trưởng vững chắc trong các bộ phận thương mại điện tử và điện toán đám mây.
Lịch sử tăng trưởng tài sản của Jeff Bezos từ năm 2015 đến 2024 như sau:
Tỷ phú Jeff Bezos sở hữu tờ The Washington Post và Blue Origin, một công ty hàng không vũ trụ phát triển tên lửa; ông đã bay vào vũ trụ trong một chuyến vào tháng 7/2021 và hiện là người giàu thứ 2 trên hành tinh.
Khi cổ phiếu công nghệ tăng vọt nhờ sự bùng nổ của AI, tài sản của các tỷ phú siêu giàu cũng tăng theo. Dưới đây là danh sách 10 tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất năm 2024 do tạp chí Forbes tổng hợp lại (tính đến tháng 9/2024):
Thu nhập của các tỷ phú hầu hết đến từ thị trường chứng khoán và hầu hết họ là những “ông trùm” trong lĩnh vực công nghệ của Mỹ gắn với những tên tuổi lớn như Facebook/Meta, Amazon, Microsoft, Google…
Larry Ellison - Nhà đồng sáng lập đồng thời là cổ đông lớn nhất của Oracle, nắm giữ gần 42% công ty. Khi nhu cầu tăng đột biến đối với các dịch vụ điện toán đám mây của Oracle - được thúc đẩy bởi cơn sốt AI tạo ra - đã giúp đẩy giá cổ phiếu tăng 34%, giúp tài sản của Ellison tăng thêm 34 tỷ đô la.
Lịch sử tăng trưởng tài sản của Larry Ellison từ năm 2015 đến 2024 như sau:
Hiện nay, Larry Ellison sở hữu khối tài sản 173.9 tỷ đô la và là tỷ phú giàu có thứ 4 trên thế giới tính đến đầu tháng 9/2024.
Trên đây là danh sách 10 tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất thế giới trong năm 2024 tính theo giá trị đô la Mỹ. Những tỷ phú này hầu hết đều thuộc giới siêu giàu và đều xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất thế giới trong nhiều năm liên tiếp.
Mark Zuckerberg là tỷ phú kiếm tiền nhiều nhất trong năm 2023
Tháng 10/2021, Facebook chính thức đổi tên công ty thành Meta, thể hiện tham vọng của Mark Zuckerberg xây dựng vũ trụ ảo (metaverse) để xóa nhòa mọi khoảng cách về vật lý. Đây được xem là canh bạc đầy mạo hiểm của Mark Zuckerberg, khi vũ trụ ảo vẫn là một khái niệm xa vời và sức mạnh phần cứng vẫn chưa đủ để đáp ứng khả năng xử lý của vũ trụ ảo.
Thực tế sau đó chứng minh Mark Zuckerberg đã thất bại trong canh bạc mạo hiểm này, khi vũ trụ ảo mà Zuckerberg tham vọng xây dựng vẫn là một đống ngổn ngang, người dùng không hề mặn mà gì với metaverse… khiến cổ phiếu của Meta liên tục lao dốc.
Sau một năm "thảm họa" và bị chê cười vì tham vọng metaverse, Mark Zuckerberg đã trở thành tỷ phú kiếm tiền nhiều nhất trong năm 2023 (Ảnh: Getty).
Hậu quả của thất bại này là Mark Zuckerberg đã mất một lượng lớn tài sản của mình. Trong năm 2022, Mark Zuckerberg là tỷ phú bị mất tiền nhiều nhất khi tài sản "bốc hơi" đến hơn 100 tỷ USD. Từng là tỷ phú giàu thứ 3 thế giới, Mark Zuckerberg bị "đá văng" ra khỏi top 20 người giàu nhất hành tinh khi năm 2022 kết thúc.
Bước qua năm 2023, Mark Zuckerberg dường như đã nhận ra sai lầm của mình và đã có những sự thay đổi. Không còn tập trung vào vũ trụ ảo metaverse như trước, Zuckerberg tập trung nhiều hơn vào những sản phẩm thực tế, cải thiện các tính năng trên Facebook, Instagram và WhatsApp…
Zuckerberg cũng đã tận dụng cơ hội mạng xã hội Twitter đang trở nên hỗn loạn dưới sự điều hành của Elon Musk để dự định xây dựng một nền tảng tương tự Twitter nhằm lôi kéo người dùng.
Những thay đổi của Mark Zuckerberg đã giúp cổ phiếu của Meta phục hồi, đồng thời làm tăng tài sản hiện tại của bản thân. Từ đầu năm đến nay, ông chủ Facebook đã "đút túi" 44 tỷ USD, là tỷ phú kiếm được tiền nhiều nhất trong năm 2023.
Hiện khối tài sản của Mark Zuckerberg ước tính đạt 89,9 tỷ USD, đưa ông chủ Facebook trở thành người giàu thứ 12 trên thế giới.
Những chuyển biến trong định hướng của Meta và Mark Zuckerberg đã làm hài lòng các nhà đầu tư. Nhiều nhà phân tích thị trường dự đoán giá cổ phiếu của Meta sẽ tiếp đà tăng trưởng, đồng nghĩa với việc khối tài sản của Mark Zuckerberg cũng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Ông chủ kiếm tiền nhiều nhất thế giới, Meta vẫn ồ ạt sa thải nhân viên
Khi Facebook đổi tên và bắt tay vào xây dựng vũ trụ ảo metaverse, công ty này đã tuyển dụng một lượng lớn nhân viên để hiện thực hóa tham vọng của Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, sau khi "ván cược" vũ trụ ảo thất bại, Meta đã buộc phải sa thải hàng loạt nhân sự để cắt giảm chi phí hoạt động.
Từ cuối năm ngoái đến nay, Meta đã thực hiện 2 đợt sa thải nhân viên số lượng lớn. Tưởng rằng "cơn ác mộng" của các nhân viên công ty này đã kết thúc, tuy nhiên, mới đây, ban giám đốc của Meta vừa thông báo đợt sa thải nhân viên thứ 3 sẽ bắt đầu trong tuần này.
Nhiều nhân viên Facebook bức xúc vì bị sa thải trong khi ông chủ của công ty kiếm hàng chục tỷ USD (Ảnh minh họa: NYT).
"Làn sóng sa thải thứ 3 sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong nhóm kinh doanh, kể cả trong ban lãnh đạo", Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, cho biết. "Đây là khoảng thời gian vô cùng lo lắng và không chắc chắn… Tôi ước mình có thể có một số cách dễ dàng để mang lại niềm an ủi hoặc sự thoải mái cho tất cả".
Trước đó vào tháng 4 vừa qua, Meta đã sa thải 4.000 nhân viên. Dự kiến sẽ có thêm khoảng 6.000 nhân viên Meta bị mất việc ở đợt sa thải tiếp theo. Những nhân viên của Meta đang ở trong tâm trạng thấp thỏm khi không biết trước ai sẽ nằm trong số những người bị mất việc.
Trong năm 2022, Meta cũng đã sa thải tổng cộng 11.000 nhân viên, khiến tổng nhân sự của công ty giảm xuống còn 86.000. Sau đợt sa thải sắp tới, số lượng nhân sự của công ty sẽ còn khoảng 76.000 trên toàn cầu.
Việc cắt giảm nhân sự sẽ giúp Meta hoạt động hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí để có thêm vốn đầu tư cho quá trình phục hồi công ty. Ban lãnh đạo Meta cho biết hiện vẫn chưa rõ có thêm đợt cắt giảm nhân sự nào khác trong tương lai hay không.
Nhiều nhân viên của Meta đã bày tỏ thái độ bất bình khi bị mất việc, trong bối cảnh ông chủ của công ty vẫn đang kiếm được hàng chục tỷ USD. Nhiều người cho rằng việc họ bị sa thải là điều bất công, khi chính những nhân viên như họ mới là người đang có đóng góp trực tiếp cho hoạt động của công ty, thay vì những vị trí lãnh đạo cao cấp của Mark Zuckerberg.