Trẻ Em Không Chịu Đi Học

Trẻ Em Không Chịu Đi Học

Thay vì đi chơi, đi bơi lội, hoạt động cắm trại và được nghỉ ngơi, thức khuya nay trẻ phải dậy sớm đến lớp, làm bài tập về nhà, đó là sự thay đổi không mấy dễ chịu của một số trẻ.

Thay vì đi chơi, đi bơi lội, hoạt động cắm trại và được nghỉ ngơi, thức khuya nay trẻ phải dậy sớm đến lớp, làm bài tập về nhà, đó là sự thay đổi không mấy dễ chịu của một số trẻ.

Bé lạ lẫm, bất an với môi trường mới

Thông thường trẻ từ 3 tuổi sẽ bắt đầu đi học mẫu giáo. Thời gian trước đó bé đã quen với việc ở nhà cùng ông bà, bố mẹ. Bé sẽ khó chấp nhận việc phải xa người thân và sinh hoạt trong một môi trường lạ lẫm. Vì vậy, những ngày đầu tiên đi học, trẻ thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi, thậm chí là khóc lóc ăn vạ để không đến trường.

Nếu bố mẹ thường xuyên nhắc đến sự nghiêm khắc của thầy cô giáo, trẻ sẽ hình thành tâm lý sợ sệt. Bên cạnh đó, trong những ngày đầu tiên đi học, bé thấy cảnh thầy cô răn đe, nhắc nhở các bạn khác cũng khiến bé cảm thấy sợ hãi.

Khi ở nhà trẻ được ông bà, bố mẹ thương yêu, chiều chuộng. Còn khi đi học trẻ phải tự giác, tự phục vụ mọi thứ. Bên cạnh đó môi trường giáo dục ở trường cũng cần có tính kỉ luật nên khi bé làm sai thì có thể bị phạt. Điều này cũng khiến bé không thích việc đến trường.

Lý do trẻ mầm non không chịu đi học

Trước khi tìm cách giúp trẻ đi học vui vẻ, tự tin, bố mẹ nên tìm hiểu lý do vì sao trẻ mầm non không chịu đi học.

Cho bé mang theo món đồ chơi yêu thích

Cách đầu tiên là bố mẹ có thể cho con mang theo món đồ chơi yêu thích khi đến trường. Đó có thể là một thú bông Disney dễ thương, một chiếc xe ô tô đồ chơi... Những "người bạn" này sẽ tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi với bé khi đi học.

Những nguyên nhân khách quan khác từ trường lớp

Trẻ mầm non không chịu đi học cũng có thể xuất phát từ các lý do khách quan ở trường lớp. Chẳng hạn như trẻ bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt... Hay thầy cô khó tính, nghiêm khắt, không biết cách kết nối các bạn nhỏ với nhau. Những điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ sợ đi học.

Mượn đồ chơi ở lớp cho bé mang về nhà

Đây cũng là cách được nhiều bố mẹ áp dụng khi trẻ mầm non không chịu đi học. Bố mẹ có thể nán lại trường cùng con, xem món đồ chơi con thích ở trường là gì. Sau đó hãy mượn món đồ chơi này cho bé mang về nhà và hứa mang trả lại vào hôm sau. Nếu sáng hôm sau trẻ vẫn không chịu đi học, bố mẹ hãy nhắc trẻ mang món đồ chơi này trả lại cô giáo. Trẻ sẽ nín khóc và chủ động đến trường ngay.

Đây là cách giúp bố mẹ hiểu được suy nghĩ, mong muốn cũng như lý do vì sao trẻ mầm non không chịu đi học. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy trấn an, vỗ về trẻ rằng mọi chuyện sẽ ổn và việc đi học thật sự thú vị. Ở trường trẻ sẽ được làm quen nhiều bạn bè, thầy cô, tham gia nhiều trò chơi mới mẻ.

Trẻ mới bắt đầu đi học cần có thời gian làm quen và học cách hòa nhập. Do đó, bố mẹ nên kiên nhẫn và tin tưởng con sẽ vượt qua được. Dần dần con sẽ có cảm tình với trường lớp và vui vẻ với việc đi học.

Sau khi thực hiện đủ cách mà bé vẫn khóc lóc, bố mẹ nên cương quyết đưa con đến trường. Không nên vì đau lòng, nuông chiều mà để trẻ ở nhà. Các cô giáo ở trường sẽ có cách giúp con thoải mái và làm quen dần với việc đi học.

Mẫu giáo là môi trường đầu tiên trẻ tiếp xúc khi ra khỏi vòng tay của bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ hãy luôn đồng hành, quan tâm con, đồng thời áp dụng những cách trên khi trẻ mầm non không chịu đi học. Đừng quên theo dõi mục "Cẩm nang" của Mykingdom để tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích khác.

Hiến pháp nước ta quy định rõ ràng về việc học: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” (điều 37); “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (điều 39)… Luật Giáo dục năm 2019 nêu cụ thể: “Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em” (điều 13); “Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc” (điều 14)…

Như vậy, đi học là quyền của trẻ em; việc cho trẻ hay tạo điều kiện cho trẻ đến trường là trách nhiệm, là nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ và của Nhà nước. Việc cho trẻ đi học không phải là quyền của người lớn nên không thể nói “cho đi học” hoặc “cho nghỉ học”, ít nhất khi đến 16 tuổi. Cha mẹ và bất kỳ người lớn nào cũng không có quyền ngăn cản, hạn chế quyền đi học của trẻ.

Nhưng hiện vẫn còn một số gia đình có nhiều con mà không đủ năng lực bảo đảm các quyền của trẻ, trong đó có quyền được đi học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Hay vẫn còn tình trạng một số người yêu cầu trẻ nghỉ học nửa chừng vì điều kiện kinh tế hoặc không quan tâm để trẻ sớm bỏ học. Một số người thì cho rằng trẻ em gái không cần học nhiều hoặc phải hy sinh việc học để tập trung chăm lo cho bé trai…

Dù vậy, chắc chưa có người làm cha, làm mẹ nào bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự khi không cho trẻ đi học; hay chắc cũng chưa có người lớn nào bị xử lý khi cản trở, ngăn cấm trẻ em thực hiện quyền được đi học của mình; chắc cũng không có cơ quan nhà nước nào bị xem xét trách nhiệm khi chưa tổ chức việc học tập tốt nhất cho trẻ em trên địa bàn của mình…

Như vậy, quyền đi học của trẻ em trên thực tế chưa được thực hiện đầy đủ và chưa được bảo vệ đúng mức. Các hành vi vi phạm quyền này cũng chưa bị xử lý thích đáng.

Việc không được bảo đảm quyền đi học của trẻ chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường về mặt năng lực, nhân cách, kỹ năng… khi trẻ trưởng thành. Hậu quả đó tác động không nhỏ đến toàn xã hội. Do đó, cần thiết phải có những giải pháp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc bảo đảm quyền đi học của trẻ, bắt đầu ngay từ trong gia đình và ở các nhà quản lý.

Đôi khi, chúng ta hay nhìn về thành tựu của một nền giáo dục ở các con số rất lung linh mà quên mất những con số ở phía sau, như số người còn mù chữ, số trẻ không được đi học… Suy cho cùng, thay vì cố gắng tạo ra các con số đẹp, chúng ta nên giảm các con số ở phía sau đó, tức là giảm đi những số phận con người chưa được may mắn.