Pháp Chế Tiếng Trung

Pháp Chế Tiếng Trung

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Nghề pháp chế và nhiệm vụ phòng pháp chế

Pháp chế doanh nghiệp là một hướng đi cho người học luật bên cạnh các nghề khác như luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, thừa phát lại,...

Trong đó, chuyên viên pháp chếđược biết đến là những người được đào tạo chuyên môn về pháp lý ở một số lĩnh vực pháp lý nhất định, chịu trách nhiệm về các công việc hành chính, điều hành pháp lý trong bộ phận pháp chế của một tổ chức hoặc văn phòng luật.

Công việc của pháp chế doanh nghiệp không có khuôn khổ chung, mỗi doanh nghiệp sẽ mỗi khác, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động…

Tuy nhiên, có thể liệt kê một số nhiệm vụ phòng pháp chế doanh nghiệp như sau:

- Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi điều lệ doanh nghiệp, xây dựng và ban hành nội dung, quy chế của doanh nghiệp, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp: Tổ chức pháp chế thay mặt cho chủ doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động; tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện pháp lý theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người lao động.

- Quản tri rủi ro cho doanh nghiệp: Trong đó dự báo, đánh giá và kiểm soát rủi ro là quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế bởi lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn.

- Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của công ty: Chuyên viên pháp chế sẽ tham gia vào việc soạn thảo các tài liệu, văn bản pháp lý và các hợp đồng, thỏa thuận để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của công ty. Cùng với đó là chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản, hợp đồng pháp lý mà đơn vị ban hành, ký kết, tính hợp pháp của những giao dịch mà công ty thực hiện.

Chịu trách nhiệm chuẩn bị những hồ sơ pháp lý cần thiết của công ty. Thực hiện kiểm tra, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu, văn bản giao dịch, các hồ sơ pháp lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động đều đang được thực hiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp cùng các quy định pháp luật khác có liên quan do Nhà nước ban hành.

- Cập nhật các quy định, bổ sung mới về pháp luật hiện hành: Cập nhật, nghiên cứu các kiến thức mới nhất về pháp luật như thông tư, nghị định, các thay đổi về luật,... liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động một cách thường xuyên, kịp thời cho các cấp quản lý.

Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ theo quy định của pháp luật.

- Phòng Pháp luật quốc tế về tài chính

- Phòng Pháp chế thị trường tài chính và dịch vụ tài chính

- Phòng Pháp chế tài chính ngân sách

- Phòng pháp chế thuế, phí, lệ phí

Vụ Pháp chế là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành Công Thương, bao gồm: tổ chức thực hiện công tác xây dựng, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; theo dõi  tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật trong ngành Công Thương theo quy định của pháp luật.

1. Về công tác xây dựng pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ hằng năm và dài hạn trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức triển khai, đôn đốc các đơn vị thực hiện, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện chương trình sau khi được phê duyệt;

b) Thẩm tra đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết do các đơn vị thuộc Bộ chuẩn bị trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định;

c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến tham gia đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương gửi lấy ý kiến theo phân công của Bộ trưởng hoặc do Văn phòng Chính phủ gửi Bộ trưởng để lấy ý kiến đối với tư cách thành viên Chính phủ.

đ) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Lãnh đạo Bộ giao hoặc các đơn vị trong Bộ gửi lấy ý kiến; ý kiến đối với các văn bản do các đơn vị thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng đề nghị cơ quan, tổ chức góp ý kiến, Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

g) Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật:

- Chủ trì tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Chủ trì tổ chức thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị của Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền ký ban hành.

- Phối hợp với các đơn vị trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;

h) Tổ chức lấy ý kiến Lãnh đạo Bộ đối với các văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình Bộ trưởng ký trình cấp có thẩm quyền ban hành;

i) Hướng dẫn các đơn vị tuân thủ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Về công tác rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

a) Xây dựng Kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được Bộ trưởng phê duyệt; đôn đốc kiểm tra việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;

b) Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới có liên quan đến hoạt động của Bộ;

c) Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị thuộc Bộ, đề xuất với Bộ trưởng lĩnh vực văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát;

d) Trực tiếp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ trưởng giao;

đ) Tổ chức các cuộc họp, hội thảo khoa học về rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương;

e) Tổng hợp, trình Bộ trưởng phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật;

g) Chuẩn bị, trình Bộ trưởng ý kiến tham gia hoàn thiện các tập hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan do các cơ quan gửi lấy ý kiến;

h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trọng việc xây dựng các tổng tập, tuyển tập văn bản quy phạm pháp luật;

i) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện việc hợp nhất văn bản do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo theo quy định của pháp luật;

k) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Công Thương theo quy định của pháp luật.

3. Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trực thuộc Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Chính phủ trong việc kiểm tra văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng;

c) Làm đầu mối thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản do Bộ trưởng ban hành hoặc liên tịch ban hành;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, kiểm tra văn bản do Bộ trưởng ban hành có chứa yếu tố quy phạm pháp luật không ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản có chứa yếu tố quy phạm pháp luật do đơn vị, cá nhân thuộc Bộ ban hành khi có yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cơ quan, tổ chức, các cơ quan thông tin đại chúng;

đ) Hợp tác trao đổi nghiệp vụ kiểm tra văn bản với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trực thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế của các Bộ, quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

e) Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản của Bộ;

g) Xây dựng và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ;

h) Tổ chức mạng lưới thông tin; xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ;

i) Đề xuất với Bộ trưởng, thực hiện việc sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại tố cáo về kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền;

k) Chuẩn bị các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu về công tác kiểm tra văn bản báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp.

4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Căn cứ chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật theo từng giai đoạn của Chính phủ, yêu cầu nhiệm vụ của Bộ và nhu cầu thông tin pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và dài hạn trình Bộ trưởng phê duyệt;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, công chức trong Bộ. Đối với văn bản quy phạm pháp luật có đối tượng thi hành rộng, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan triển khai, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành và các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức thích hợp;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Bộ;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị. Tổ chức biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Bộ; xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật;

đ) Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xét khen thưởng các tập thể, cá nhân thuộc cơ quan có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

e) Định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Bộ trưởng và thông báo cho Bộ Tư pháp kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Xây dựng và trình Bộ trưởng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm hoặc đột xuất trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi lĩnh vực được phân công phụ trách;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động thu thập thông tin; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ để đánh giá thực trạng thi hành pháp luật của tổ chức, cá nhân; kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật;

d) Định kỳ hoặc đột xuất xây dựng Báo cáo của Bộ về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật gửi cơ quan có thẩm quyền;

6. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Công Thương, gửi Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra và thực hiện việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra theo quy định pháp luật;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

7. Về công tác pháp luật quốc tế

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất với Bộ trưởng về việc đàm phán, ký, gia nhập, phê duyệt, phê chuẩn, sửa đổi, bổ sung các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong lĩnh vực do Bộ quản lý;

b) Phối hợp soạn thảo, đàm phán, đóng góp ý kiến đối với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến lĩnh vực do Bộ quản lý;

c) Chủ trì đàm phán các nội dung liên quan đến pháp lý, thể chế và giải quyết tranh chấp đối với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên lĩnh vực do Bộ quản lý;

d) Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong lĩnh vực do Bộ quản lý;

đ) Chủ trì, phối hợp thực hiện việc tập huấn, phổ biến, tuyên truyền điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong lĩnh vực do Bộ quản lý;

e) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp trong các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;

g) Phối hợp chuẩn bị nội dung và tham gia đàm phán các hiệp định thương mại song phương và đa phương;

h) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật.

i) Phối hợp với cơ quan, đơn vị chủ trì tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp về thương mại liên quan đến đầu tư phát sinh từ hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với nhà đầu tư nước ngoài mà Bộ Công Thương chủ trì hoặc thay mặt Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đàm phán và ký kết.

8. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ các chương trình, đề án hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương hàng năm và dài hạn; đầu mối tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện chương trình, đề án sau khi ban hành;

c) Tham mưu đề xuất ban hành các quy định, cơ chế, chính sách về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành ngành Công Thương;

d) Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về việc công nhận và công khai mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương;

đ) Tiếp nhận, xem xét hồ sơ thông báo tự nguyện tham gia Mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành Công Thương và thừa lệnh Bộ trưởng quyết định công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành Công Thương;

e) Tổng hợp báo cáo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương theo quy định của pháp luật.

9. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế ở các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp mà Bộ đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

10. Về công tác bồi thường của Nhà nước

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi lĩnh vực quản lý của Bộ, bao gồm:

- Hướng dẫn đơn vị có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường;

- Có ý kiến về việc xử lý các yêu cầu bồi thường của Nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi lĩnh vực quản lý của Bộ;

- Theo dõi, đôn đốc việc chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả.

b) Hàng năm, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng dự toán kinh phí bồi thường của Nhà nước trong phạm vi lĩnh vực quản lý của Bộ;

c) Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi thường trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, gửi cơ quan có thẩm quyền.

11. Về công tác giám định tư pháp

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp trong lĩnh vực Công Thương để trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành;

b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và cơ quan, đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; cấp mới, cấp lại, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; lập và gửi danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp để đăng tải và gửi Bộ Tư pháp theo quy định; cử người tham gia giám định tư pháp theo vụ việc; thành lập Hội đồng giám định;

c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giám định tư pháp;

d) Chủ trì thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, đôn đốc cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

đ) Chủ trì thực hiện việc sơ kết, tổng kết, đánh giá về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương; gửi báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về Bộ Tư pháp và cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

e) Căn cứ vào kết quả, chất lượng thực hiện công tác giám định tư pháp, phối hợp với Văn phòng Bộ và cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền tôn vinh, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giám định tư pháp theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác về công tác giám định tư pháp theo quy định pháp luật.

12. Về công tác cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh

a) Đầu mối tổ chức rà soát và yêu cầu các đơn vị rà soát các quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát, hội thảo liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh.

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh;

d) Đôn đốc các đơn vị trong việc cập nhật danh mục và tính toán chi phí tuân thủ các điều kiện đầu tư kinh doanh đã và dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa;

e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

13. Phối hợp với các đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương theo quy định pháp luật.

14. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Bộ trưởng về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Bộ theo quy định của pháp luật.

15. Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về đánh giá tình hình công tác pháp chế trong ngành Công Thương.

16. Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất với Bộ trưởng khen thưởng hoặc để Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.

17. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hội/hiệp hội ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo quy định của pháp luật.

18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc

1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

2. Vụ hoạt động theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Vụ;

b) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng và công chức của Vụ;

c) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ;

d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ;

đ) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ;

e) Ban hành các nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ;

g) Quản lý, tổ chức các tổ/nhóm giúp việc Vụ trưởng; phân công, sắp xếp công chức của Vụ hợp lý, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.