Ở Bắc Bộ và Bắc Trung bộ trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, từ đêm 12/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ và một số nơi...
Ở Bắc Bộ và Bắc Trung bộ trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, từ đêm 12/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ và một số nơi...
Chùa Munir Ansay mang một tên gọi vô cùng ý nghĩa, là biểu tượng của sự hòa nhập văn hóa và tôn giáo tại Cần Thơ. Ngôi chùa này được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ thứ XX, dưới sự ủng hộ và công trình của cộng đồng Hồi giáo Ấn Độ gốc Gujarat định cư tại khu vực này.
Tên gọi "Munir Ansay" được đặt theo tên của một vị lãnh đạo Hồi giáo có uy tín và rất được tôn trọng. Qua thời gian tồn tại, chùa Munir Ansay không chỉ là một điểm du lịch tâm linh đặc sắc mà đồng thời còn là biểu tượng của sự đa dạng văn hóa và lòng hiếu khách của người dân Cần Thơ. Sự hình thành của chùa Munir Ansay là minh chứng tiêu biểu cho tinh thần hòa bình, sự hòa thuận và đoàn kết giữa các cộng đồng tôn giáo, góp phần làm phong phú thêm bức tranh tôn giáo và văn hóa của Cần Thơ.
Trong chuyến khám phá chùa Munir Ansay ở Cần Thơ, du khách đi tour du lich Can Tho sẽ có thật nhiều trải nghiệm tuyệt vời trong việc tìm hiểu văn hóa tâm linh đặc biệt của nơi này. Bước vào không gian của chùa, bạn sẽ được chìm đắm trong không khí tâm linh yên bình và trang nghiêm. Qua các nghi lễ tôn giáo được tổ chức thường xuyên, du khách còn có cơ hội tham gia và hiểu rõ hơn về tín ngưỡng, truyền thống và phong tục của Phật giáo.
Ngoài ra, chùa Munir Ansay - Cần Thơ còn là nơi lưu giữ và truyền đạt những giá trị văn hóa đa dạng, góp phần vào sự hòa nhập và đa dạng văn hóa của vùng đất này. Việc tìm hiểu văn hóa tâm linh tại chùa Munir Ansay chắc chắn sẽ là một trải nghiệm sâu sắc và ý nghĩa, giúp du khách hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa của đất nước và con người Việt Nam.
Tham gia lễ hội truyền thống của người Khmer tại Chùa Munir Ansay là một trải nghiệm độc đáo và tuyệt vời cho du khách trong tour Cần Thơ. Lễ hội không chỉ là dịp để khám phá văn hóa độc đáo của người Khmer mà còn là cơ hội để tận hưởng không khí vui tươi và phấn khích.
Trong các lễ hội, bạn sẽ được tham dự các hoạt động văn hóa truyền thống như múa Apsara, lễ cúng và lễ rước, cùng với các tiết mục âm nhạc truyền thống. Đặc biệt, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sản và tham gia các trò chơi truyền thống của người Khmer khi tham quan tại chùa.
Chùa Munir Ansay thực sự là một địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng mà bạn nhất định không thể bỏ qua khi đi tour Can Tho. Khám phá chùa sẽ giúp bạn có những bức ảnh check – in tuyệt đẹp và có thêm hiểu biết về văn hóa Phật giáo vô cùng thú vị. Đừng quên lưu lại những kinh nghiệm từ Công ty du lịch và lên kế hoạch khám phá ngay nhé!
► Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi thêm thông tin mới nhất về các tour du lịch Cần Thơ tại đây: https://dulichviet.com.vn/du-lich-can-tho
THÍCH QUẢNG LIÊNTrích TQ số 01 /1951
Cũng như mấy ngàn năm về trước, năm nay đến ngày mùng 8 tháng 4, dân chúng Việt Nam cũng như các dân tộc trên thế giới đã được tắm gội dưới ánh Từ Quang của Phật, đều thành kính tưởng lại trang lịch sử vẻ vang của vị Cứu Tinh nhân loại.
Mồng tám tháng tư! ngày kỷ niệm đấng cứu thế Đại Bi xuất hiện, đem lại ánh sáng tuyệt vời cho nhân loại lầm than, đau khổ; ngày kỷ niệm vị cách mạng triệt để ra đời, phá tan bức trường thành ngăn cách của giai cấp xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, và nêu cao ngọn cờ tự do, bình đẳng cho nhân loại bị áp bức và phân ly...
Sáng nay, bầu trời thanh khiết, khắp không gian một màu sắc tươi sáng, rực rỡ, lòng con lâng lâng một niềm yên tịnh nhớ về ngày Giáng sanh của Ngài cách hai ngàn năm trăm năm về trước.
Hai ngàn năm trăm năm về trước, cũng buổi mai này, trong vườn Lâm Tỳ Ni, một đóa Hoa Đàm bừng nở cả vườn một màu sắc rực rỡ, tưng bừng cùng hòa với mùi hương bát ngát của trăm hoa hồng thắm tượng trưng cho muôn vàn thanh khiết, an lành của ngày mở đầu cho công lý và nhân đạo.
Ngài là hiện thân của một tấm lòng từ bi vô hạn, đem lại cho sanh linh muôn vàn hạnh phúc an vui, là lương y cứu chữa mọi tâm bịnh đau khổ của người đời, là chiếc bè đưa mọi loài vượt qua sông mê bể khổ.
Ngài là một tấm gương sáng phản chiếu những chí khí giải thoát qua cơn bão táp tơi bời; là muôn ngàn hào quang tri giác rọi khắp bốn phương trời u ám, phá tan những ảo huyền mê hoặc, thức tỉnh mọi loài trong giấc mộng canh trường.
Đời Ngài không phải là một khung cảnh ảm đạm bi quan, hay muốn trốn tránh cuộc đời như quan niệm nông cạn, hẹp hòi của những ai lầm tưởng, mà chính vì Ngài muốn cuộc đời trở nên có ý nghĩa và có chơn giá trị, vì Ngài không muốn giam hãm đời sống trong bốn bức tường nhỏ hẹp, cùng bản ngã vị kỷ, mà muốn sống đời sống rộng lớn của bản thể thường tồn, tràn đầy cả không gian vô cùng tận, nên gác bỏ những tâm niệm thế thường, ruồng bỏ cả cuộc đời vương giả giàu sang, tôn quý, dấn thân nơi rừng sâu, non thẳm, chịu bao nỗi khổ cực, gian truân, để tìm con đường giải thoát chung cho muôn loại trần luân. Với cặp mắt tinh tường, Ngài nhìn thấy cuộc đời đầy những trò giả dối, tạm bợ. Bao nhiêu những hình sắc bóng bẩy mà người đời cho là xinh tươi, đẹp đẽ, trái lại đối với Ngài, như trùng độc, nó làm hư hại tinh thần cao đẹp, thanh khiết của nhân loại, đưa nhân loại vào con đường trụy lạc, yếu hèn.
Với lòng từ bi bao la, với chí khí mạnh mẽ, quyết liệt, Ngài vì con, vì chúng sanh mà mở một con đường giải thoát. Ngày nay, mẩu đời Ngài tuy đã lui về quá khứ, nhưng nguồn Chơn lý vẫn còn lưu khắp mọi chân trời. Chân lý của Ngài là một mạch suối mát mẻ, tắm gội những linh hồn đau khổ, an ủi những tâm thần sầu muộn, thê lương. Giáo lý của Ngài là một kho tài liệu để cho mọi người định đoạt số phận mình, tự đem mình đến chỗ giải thoát tuyệt đối, hạnh phúc chơn thực và miên trường.
Cho đến nay, sau 2.514 năm, nhân loại ngày nay đang lâm vào cảnh tang tóc, bi ai, mà chính chúng con cũng đồng chịu chung một thảm trạng ấy. Hằng ngày, trước mắt chúng con nhìn thấy những cảnh tượng đau thương tiếp diễn, loài người xâu xé lẫn nhau, mạnh được yếu thua, tương tàn, tương sát, diễn thành những cảnh ghê tởm, rùng rợn... Thật "cuộc đời là một biển lớn đầy nước mắt"!
Ngày nay, chúng con dù đồng chung trong cảnh ngộ như bao nhiêu người khác, nhưng là những đứa con được hưởng ân huệ của Ngài, nhờ chút thiện nhơn đời trước, chúng con được tắm gội dưới bóng từ bi, và nhờ ánh sáng chơn lý của Ngài, chúng con đã tìm được lối trên con đường đời đầy chông gai, nguy hiểm, giải thoát được đôi phần đau khổ trong cảnh mộng trường.
Để đền đáp muôn một hồng ân của Ngài, Phật tử chúng con chẳng biết lấy làm gì, để tỏ lòng báo ơn trong "ngày muôn thuở". Chúng con chỉ biết đem tấm lòng thành kính hướng niệm trước Phật đài, và thề nguyện noi theo chí hướng của Ngài, nêu cao ngọn đuốc Chơn lý, tung mạnh ánh Từ Quang, để soi sáng đêm tối vô minh, dập tắt hầm lửa vô biên của dục vọng, để góp phần vào trong công cuộc xây dựng một xã hội ngày mai trên nền tảng TỪ BI và TRÍ HUỆ của Đạo vàng.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Lễ đúc Đại hồng chung và đúc Khánh chùa Thiên Phúc
Ngày 29/7/2016, chùa Thiên Phúc xã Đại Đồng (Vĩnh Tường) tổ chức Lễ đúc chuông đồng, đúc khánh. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Vĩnh Tường, xã Đại Đồng và đông đảo nhân dân địa phương.
Ngày 29/7/2016, chùa Thiên Phúc xã Đại Đồng (Vĩnh Tường) tổ chức Lễ đúc chuông đồng, đúc khánh. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Vĩnh Tường, xã Đại Đồng và đông đảo nhân dân địa phương.
Chuông và khánh đồng được đúc tạo sự tôn nghiêm, khang trang cho chùa Thiên Phúc. Ảnh Kim Ly
Chùa Thiên Phúc hiện đang được xây dựng lại trên nền đất của chùa cũ từ số tiền công đức gần 3 tỷ đồng từ các cá nhân, tập thể, các nhà hảo tâm. Để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất của ngôi chùa, chùa Thiên Phúc tổ chức Lễ đúc chuông đồng nặng 1.200 kg và đúc khánh nặng gần 300 kg. Công trình tạo sự tôn nghiêm nơi cửa thiền, góp phần làm cảnh quan ngôi chùa thêm khang trang, phục vụ nhu cầu đời sống tâm linh và tôn giáo của các phật tử và toàn thể nhân dân.
Tin: Minh Trực - Ảnh: Thành Trung
Chủ nhật, 16/08/2020 21:22 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Hàng năm, từ rằm tháng 6 âm lịch, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Nhập hạ, để cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui hạnh phúc. Nghi lễ Phật giáo này có ý nghĩa để sư tăng chuyên tâm học đạo, tự vấn bản thân trong quá trình tu hành, vừa tạo điều kiện cho các tăng ni, phật tử học tập, lao động sản xuất tăng năng suất mùa vụ.
Lễ Nhập hạ lưu truyền từ đời Đức Phật Thích Ca, diễn ra trong 2 ngày chính. Ngày thứ nhất diễn ra vào buổi chiều, đồng bào sẽ đem lễ vật đến chùa để làm lễ cầu nguyện. Trong ngày này, lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy to lớn được các phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục (không để tắt) trong ba tháng Nhập hạ. Ngày thứ hai, đồng bào phật tử đem cơm, nước, gạo... đến chùa dâng lên sư sãi nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho phum sóc.
Trong ba tháng Nhập hạ (từ ngày 15/6-15/9 âm lịch), ngoài việc thắp đèn cầy, các chùa Khmer còn đánh trống vào hai buổi sáng (bắt đầu từ 4 giờ - 5 giờ) và chiều (từ 16-17 giờ) để giúp cho đồng bào của phum sóc chủ động được thời gian trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt.
Theo tín ngưỡng của người Khmer, phong tục mang đèn cầy đến chùa trong ngày nhập hạ có ý nghĩa tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ nên phật tử dùng đèn cầy dâng lên Phật để soi tỏ chân tâm thiện ý. Đồng thời gửi gắm thông điệp cầu mong cho gia đình được giàu sang phú quý, yên vui, hạnh phúc ở kiếp này và cả kiếp sau.
Vào ngày thứ hai, đồng bào Phật tử đem cơm, nước, gạo… đến chùa để dâng lên Đức Phật cùng sư tăng, nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình, cho người trong phum, sóc. Trong ngày thứ hai này, phật tử tập trung vào chùa rất đông vì sau khi nghe sư sãi tụng kinh cầu an, cầu siêu và thuyết pháp thì đồng bào Khmer mang lễ vật lên kiệu khiêng đi ba vòng xung quanh chánh điện. Sau đó, họ dâng đèn cầy vào chánh điện và thắp sáng lên để làm lễ Nhập hạ…