Quy định chung về quản lý gỗ xuất nhập khẩu (Hình từ Internet)
Quy định chung về quản lý gỗ xuất nhập khẩu (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
- Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
- Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
- Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu? Trình tự xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định chung về quản lý gỗ nhập khẩu theo Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP như sau:
- Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
- Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.
- Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
- Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sau:
+ Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ;
+ Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định 102/2020/NĐ-CP và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2020/NĐ-CP;
+ Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP: Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.
- Quy định về hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu:
+ Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác:
Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu;
+ Trường hợp chủ gỗ mua tại điểm a khoản 5 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác:
Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao;
+ Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP;
+ Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại các điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Căn cứ tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Như vậy theo quy định trên để xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu phải thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quy định cho các sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng vào Châu Âu phải đáp ứng các yêu cầu về:
Đóng gói, ghi nhãn và gắn nhãn. Theo CBI, đóng gói gồm các chức năng sau:
Sản phẩm từ nước đang phát triển thường phải đi một quãng đường dài đến EU. Vì vậy, khâu đóng gói cần phải chú ý nhằm hạn chế các rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Khi xuất khẩu gỗ sang EU, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ khi xuất khẩu để hàng hoá có thể được thông quan một cách nhanh chóng. Thủ tục xuất khẩu gỗ sang EU bạn cần chuẩn bị bao gồm:
Đối với mặt hàng gỗ khi xuất khẩu cần nắm vững được những thông tin quy định mặt hàng gỗ xuất khẩu. Theo như trong quy định, cần phải đảm bảo những điều sau:
Theo như trong quy định hiện hành, gỗ không nằm trong danh sách hàng hoá bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng được phép xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chú ý và nắm chắc thông tin để loại gỗ xuất khẩu đi hợp lệ và không bị trái pháp luật.Một số loại gỗ cấm nhập khẩu có thể kể đến như:
Để biết chắc chắn được loại gỗ mà bạn đang muốn xuất khẩu hãy liên hệ với đơn vị chuyên môn để được tư vấn và hỗ trợ.
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:
- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
- Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:
+ Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT;
+ Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:
Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Trong bối cảnh hiện nay, kinh ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng nhanh, tạo ra cơ hội phát triển mới đầy triển vọng cho ngành hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này chưa được mạnh, đồng thời là thị trường khó tính khi nhập khẩu. Do đó, để xuất khẩu được mặt hàng này cần nắm được những quy định, chính sách, thủ tục xuất khẩu gỗ sang EU.
Theo Điều 8 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu như sau:
- Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
- Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
- Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
- Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]